Dòng sự kiện:

7 dấu hiệu bất thường ở vùng ngực chị em phải biết

22:17 08/10/2015
Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em sớm biết được tình hình sức khỏe của bản thân và những căn bệnh có thể mình đang mắc.

 

 

 

[mecloud]wSA4CEtNkR[/mecloud]

1. Vùng ngực xuất hiện những rạn da

Rạn da ở vùng ngực có thể do bạn tăng hoặc giảm cân. Những biến đổi về cân nặng cơ thể đề có tác động tới phần ngực.

2. Xuất hiện tiểu thùy lớn ở quầng vú

Ở quầng vú bạn xuất hiện một tiểu thùy, đó có thể là dấu hiệu bạn có khối u lành tính hoăc nguy cơ ung thư. Hãy sắp xếp thời gian đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể.

3. Mọc lông vùng ngực

Đột nhiên, phần ngực của bạn xuất hiện một vài sợi lông, đó có thể là do bạn đã tiếp xúc với loại kem hoặc geo chứa hormone testosterone hoặc bạn đang gặp hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Lý do bị nhiễm chất này có thể do bạn đã xọ xát với phần cơ thể của đối phương sử dụng thuốc này (một số nam giới sử dụng thuốc có chứa chất này để tăng cường khả năng tình dục).

Mức testosterone của bạn có thể được nâng lên do PCOS, một điều kiện mà buồng trứng hoặc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormone nam, dẫn đến u nang (túi chứa dịch) trên buồng trứng, và các triệu chứng khác chẳng hạn như mụn trứng cá và kinh nguyệt không đều. Bởi vì PCOS có thể dẫn đến vô sinh nếu không chữa trị cho nên bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

4. Xung quanh vùng ngực có xuất hiện những cục nổi như bướu và gây đau đớn

Uống nhiều đồ uống chứa caffein có thể là nguyên nhân khiến vùng ngực của bạn xuất hiện những cục nổi như bướu. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng có thể do bạn đang sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.

Để tìm hiểu xem các triệu chứng của bạn có liên quan đến chu kỳ của bạn hay là những triệu chứng khiến bạn thật đáng lo ngại, Tiến sĩ Minkin khuyên bạn nên tham gia một sự kết hợp giữa các vitamin vào những ngày này: 200 mg vitamin B6, 300 mg vitamin E, và hai viên nang 500 mg dầu hoa anh thảo. Sau đó, chờ một chu kỳ kinh kết thúc. Nếu bạn thấy đau nhức và cục u vẫn nổi lẻ tẻ không hết thì bạn nên đi gặp bác sĩ, những người có thể xác nhận giúp bạn cho dù bạn đang cảm thấy mô vú bình thường hoặc là đó có thể là một khối u không gây đau.

5. Núm vú tiết sữa

Bạn có đang uống thuốc chống trầm cảm hay chống loạn thần kinh không? Vú tiết sữa có thể là một tác dụng phụ của các loại thuốc này. Vì thế, nó không gây nguy hiểm đâu, bạn đừng quá lo.

6. Nhũ hoa rỉ máu

Nó được biết đến như là một khối u nhú (do sự phát triển quá mức của các ống dẫn sữa). Để đảm bảo sức khỏe của bạn, đặc biệt là nếu bạn nhận thấy triệu chứng này chỉ có ít người gặp phải thì bạn hoàn toàn phải đi kiểm tra và gặp bác sĩ để được tư vấn ngay lập tức.

7. Xuất hiện u, bướu ở một bên ngực

Nếu bạn cảm thấy nó là khối u tròn và bạn có thể lắc nó thì nó có thể là một khối u lành tính, u nang chứa đầy dịch. Hãy uống vitamin và chờ đợi xem sau một chu kỳ kinh nguyệt nó có tan đi không. Nếu nó vẫn còn, bạn hãy đến gặp bác sĩ để làm siêu âm kiểm tra tổng thể.

Cách kiểm tra:

Đứng trước gương, xem độ cân xứng hai bên vú, vú có tròn đều không, có hiện tượng nhăn da hay khối u không… Sau đó, dùng lòng bàn tay sờ nắn vú ở tư thế đứng hay nằm (chú ý không bóp ngang mà dùng cả bàn tay nắn nhẹ nhàng, toàn diện lên mặt tuyến vú). So sánh kỹ hai bên vú để phát hiện được những bất thường.

Nhìn: Tự khám trước gương

Bạn đứng trước gương, để hở hoàn toàn phần trên cơ thể, hai tay buông thõng và quan sát vú của mình. Quan sát kỹ hai bầu vú ở các tư thế: hai tay duỗi thẳng, chống nạnh, để trên đầu cân xứng hai bên. Quan sát này nhằm mục đích đánh giá sự cân đối của hai vú (chu vi của vú có tròn đều không, có hiện tượng nhăn da không, độ cao của vú có đều đặn không), màu da của vú (có các mảng da bất thường không, màu sắc của đầu vú nếu đỏ ửng có thể là viêm hoặc áp xe). Nếu trên quầng thâm của vú có mảng, vảy, mụn thì có thể bị viêm. Chống hai tay lên hông hoặc giơ cao xem vị trí của vú có thay đổi bất thường không?

Sờ, nắn: Thực hiện ở cả 3 tư thế nằm, ngồi, đứng. Tuy nhiên, tư thế nằm là tốt nhất. Nằm trên nền cứng, có thể kê gối cứng dưới một bên vai (bên khám) rồi chuyển sang bên kia. Khi khám chú ý không bóp ngang mà dùng các đầu ngón tay day đều, chậm, nhẹ nhàng bề mặt vú để có thể phát hiện được các khối u nhỏ.

Nếu như vú có u thì có thể kiểm tra tính chất của khối u qua độ rắn, chắc cũng như ranh giới giữa các khối u. Nếu ranh giới không rõ ràng, ăn sâu vào các mô lân cận, không di động có thể nghĩ đến u ác tính. Còn nếu như khối u rời rạc so với các mô khác và có di động thì là u lành tính. Cũng như vậy nếu ấn tay vào khối u, kéo da lên phía trên, thấy sần da cam thì có thể là u ác tính.

Ngoài ra, trong khi khám bạn cần kiểm tra xem có hiện tượng co rút, lở loét hay tiết dịch (trong, đục, mủ, máu …) ở đầu núm vú không. Các hiện tượng lở loét, tiết dịch do viêm nhiễm lành tính cũng có, tuy nhiên cần khám thêm các dấu hiệu khác xem có liên quan đến u ác tính không.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]U4JM4tgr4P[/mecloud] [mecloud]zzl24zAWf7[/mecloud]