7 điều cấm kỵ khi ăn bưởi mà ai cũng cần phải biết
Suýt mất mạng vì ăn bưởi với thuốc
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ rầm rộ thông tin một cụ ông phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn thốc tháo, tim đập nhanh và huyết áp thấp do ăn bưởi.
Được biết, mấy ngày trước đó cô con gái của ông đã mua bưởi biếu bố, ông ăn xong ngày đầu tiên thì không có chuyện gì xảy ra, nhưng sang ngày hôm sau, sau khi ông uống thuốc liền ăn mấy múi bưởi. Kết quả là chỉ trong vòng 30p sau, ông có hiện tượng bị chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, huyết áp thấp, người nhà liền đưa ông vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù ông được cứu sống, nhưng các cơ bắp của ông đã bị teo lại.
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân cụ ông trên bị teo cơ là do trong bưởi có những loại chất có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nếu chúng được tiêu thụ gần nhau. Sự ảnh hưởng này có thể làm tăng sự hấp thu thuốc dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nhưng cũng có thể ngăn trở tác dụng của thuốc khiến cho việc điều trị của người bệnh bị vô hiệu hóa. Nếu lấy nước ép bưởi và thuốc hạ cholesterol cùng uống một lúc, sẽ khiến tăng cường tác dụng làm hạ cholesterol, lại khiến cho cơ bắp bị teo tóp. Còn nếu như uống cùng với thuốc hạ huyết áp, thì sẽ dẫn đến huyết áp thấp và teo cơ. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý trong thời gian ốm hoặc phải điều trị bằng thuốc thì không nên ăn hoặc uống nước ép của quả bưởi.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp bệnh nhân phải nhập viện do ăn bưởi cùng với thuốc.
Vào năm ngoái tại Gia Lâm, Hà Nội, Ông H. cũng phải vào cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai vì bị tụt huyết áp, tim đập nhanh, chóng mặt quay cuồng, nôn nhiều. Sau khi thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ xác định là do ông uống nước ép bưởi cùng với thuốc.
Sau khi sức khỏe ổn định, ông H. cũng đã công nhận là ông được vợ làm cho một cốc nước ép bưởi, nhân tiện đến giờ uống thuốc ông dùng nước này để uống luôn vì nghĩ không ảnh hưởng gì.
Nào ngờ chỉ ít phút sau, cơ thể ông đã có những dấu hiệu bất thường đến mức phải đi cấp cứu.
Tương tác của bưởi và thuốc như thế nào?
- Với thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
- Với thuốc an thần, thuốc ngủ: Dùng chung với bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
- Với thuốc làm giảm cholesterol: Dùng chung với bưởi sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc tồn đọng trong cơ thể, không phát huy được tác dụng dẫn đến tổn thương gan, suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.
- Với thuốc tránh thai: Bưởi ảnh hưởng tới thuốc tránh thai rõ rệt nhất, nó làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào cơ thể khiến cho việc uống thuốc không có tác dụng.
7 "Không" khi ăn bưởi mà ai cũng cần phải biết
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Thông thường bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y, bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu. Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.
Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Bưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có một số lưu ý mà ai cũng phải biết khi ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Không ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc
Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng tuyệt đối không nên ăn bưởi. Bởi lẽ, thuốc tránh thai rất kỵ với bưởi. Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết, bưởi trực tiếp ảnh hưởng đến thuốc tránh thai rõ rệt, nó sẽ làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào trong cơ thể.
- Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi. Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
- Không ăn khi bị tiêu chảy
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng... Người bị tiêu chảy càng không nên ăn nhiều bưởi vì ăn vào bệnh sẽ càng nghiêm trọng.
- Không ăn bưởi cùng với cua
Bưởi không được ăn cùng cua. Bưởi và cua nếu như ăn cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa…
- Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
- Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
- Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Theo Gia đình Xã hội
Nguồn: GĐVN
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua