7 quy tắc khi ăn dưa muối để không bị ngộ độc
Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho mọi người những cách có thể loại bỏ gần như 100% độc tố có trong dưa muối, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.
Vệ sinh sạch sẽ ngay từ bước muối dưa
Phương án đầu tiên được đưa ra giúp ngăn ngừa độc tố của dưa muối đó là ngay khi bắt đầu muối bạn cần phải thật sạch sẽ.
Nhiều người có thói quen mua dưa muối ngoài hàng, nếu bạn cũng thế thì hãy mua ở một cửa hàng uy tín, có thể tin cậy được về độ sạch sẽ. Hoặc thay vào đó, bạn có thể tự muối dưa ở nhà.
Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Không muối dưa vào bình nhựa
Vật dụng bằng nhựa, đặc biệt là các loại bình sơn, thùng sơn, nhựa không đảm bảo chất lượng được nhiều người sử dụng để muối dưa.
Điều này dễ khiến bạn bị ngộ độc khi ăn dưa vì trong quá trình lên men làm chín dưa sẽ sinh ra nhiều axit. Việc axit ăn mòn, hút các chất độc tử nhựa vào dưa sẽ khiến dưa bị nhiễm độc.
Nếu ăn phải dưa bị nhiễm độc thì chắc chắn bạn sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, dùng vật dụng nhựa để muối dưa cũng rất dễ bị biến đổi thành chất gây ung thư. Bạn nên dùng hũ xành, xứ để muối dưa là tốt nhất, nó còn giúp tăng hương vị của món dưa nữa đấy.
Rửa, vắt sạch trước khi ăn
Nhiều người nghĩ rằng dưa được lên men trong môi trường muối và axit thì rất an toàn, không lo bị nhiễm khuẩn.
Thực tế thì ở bất kỳ đâu cũng có vi khuẩn trú ngụ. Do đó, bạn nên vắt sạch nước. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể rửa lại dưa với nước sạch để loại bỏ bớt chất mặn trong dưa.
Điều này sẽ tốt cho đường ruột, tránh ngộ độc và hạn chế lượng muối mà bạn tiêu thụ vào cơ thể của mình.
Không ăn dưa muối khi còn xanh
Một số người không thích ăn chua hay vì quá nôn nóng được ăn món dưa muối này đã không đợi được khi nó chín vàng mà khi vẫn còn “xanh lơ” đã lấy ăn. Điều này rất không tốt cho sức khỏe của bạn.
Khi dưa muối còn xanh có chứa muối nitograt nó dễ gây ngộ độc, làm tim mệt, thở dốc, tức ngực.
Ngoài ra, nitograt bị tích tụ lâu trong cơ thể cũng dễ gây ung thư.
Không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen
Dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen hay váng mốc, có mùi lạ thường là dưa đã bị hỏng, vô cùng độc hại cho sức khỏe.
Không cho bột ngọt vào dưa
Bột ngọt khi kết hợp với tính kiềm, axit sẽ sinh ra chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Do đó, khi nấu hay ăn dưa sống cũng vậy bạn không nên trộn mì chính vào cùng.
Không nên ăn thường xuyên, quá nhiều
Dưa muối cũng như một số thực phẩm lên men khác là có tác dụng kích thích tiêu hóa rất tốt. Đồng thời nó bổ sung lượng axit oxalic và canxi cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dưa muối thì rất dễ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận lên cho bạn. Vì canxi và axit axalic rất khó thoát ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ gây hại đến thận.
Bên cạnh đó chất chua trong dưa muối không phải là vitamin C như chúng ta vẫn nghĩ cùng với chất mặn của dưa dễ làm tăng huyết áp của bạn.
Do đó, bạn không nên ăn quá 50g dưa/ ngày.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]U4JM4tgr4P[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua