Dòng sự kiện:

7 tác hại đáng sợ của việc ăn quá no

15:50 22/02/2016
“No bụng đói con mắt” khiến cho mọi người tiếp tục dung nạp thức ăn vào cơ thể dẫn tới tình trạng ăn quá no.

Tin liên quan

Tuy nhiên, ăn quá no gây ra nhiều tác hại xấu cho cơ thể:

1. Nguy cơ béo phì

Đây là căn bệnh phổ biển cho những người ăn nhiều, mà lại ăn những chất chứa nhiều tinh bột, chất béo, ngọt, đạm… rất khó tiêu hóa. Lâu dần, nó tích trữ tạo thành những lớp mỡ gây nên bệnh béo phì.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, không chỉ béo phì, người mắc bệnh này thường kéo theo một số bệnh lý nguy hiểm khác như: cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tim mạch, nguy hiểm nhất là bệnh động mạch vành tim, tạo gánh nặng cho thận.

2. Ảnh hưởng xấu tới dạ dày

Dạ dày là nơi đầu tiên phải “hứng chịu” hậu quả khi chúng ta ăn quá no. Mỗi ngày, bộ phận này phải tiết khoảng 8000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ăn no khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết…

Nguy hiểm hơn, lượng thức ăn còn thừa có thể bị phân hủy thành độc tố và làm hỏng dạ dày, tá tràng, thành ruột, gây sưng phồng ruột, suy giảm chức năng ruột... Đồng thời, việc ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc “quá tải”, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

3. Tăng nguy cơ thoái hóa não bộ

Những độc tố trong quá trình phân hủy thức ăn không được tiêu hóa có thể làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, khiến tư duy chậm chạp hơn, cả IQ và EQ đều giảm sút.

Không chỉ thế, việc ăn no thường xuyên còn khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt gây xơ cứng động mạch não. Nó làm cho não bộ thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến não của chúng ta phản ứng chậm, xử lý thông tin kém hơn, suy giảm trí nhớ và trí thông minh khiến bạn thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, vật vờ như muốn ngủ. Thậm chí còn có thể bị mắc Alzheimer khi về già.

4. Tăng nguy cơ loãng xương

Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản, tỉ lệ mắc chứng loãng xương ở người thường xuyên ăn no là rất cao. Do thường xuyên ăn quá no khiến cho lượng hormon thyroid ở tuyến giáp trạng tăng, làm cho xương bị thiếu canxi trầm trọng, từ đó chất xương thất thoát nhanh hơn, khiến cho nguy cơ mắc chứng loãng xương cũng nâng cao. Ngoài ra, khi ăn quá no thì các gốc oxy tự do tổng hợp trong cơ thể càng nhiều, khiến cho tế bào càng dễ bị tổn thương, quá trình lão hóa diễn ra sớm, tuổi thọ bị rút ngắn.

5. Tăng nguy cơ viêm thực quản

Trước khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, dạ dày vẫn phải tích cực hoạt động sẽ khiến cuống trên của bao tử co thắt, axit dạ dày dễ dàng thoát ngược trở lại thực quản. Đó cũng là nguyên nhân của chứng ợ nóng trong khi ngủ. Hiện tượng này cũng có thể khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho, lâu ngày có thể gây viêm thực quản và hen suyễn.

6. Đe dọa sức khỏe tim mạch

Theo các nghiên cứu khoa học, giữa việc ăn uống và quá trình phát sinh bệnh động mạch vành có mối liên hệ mật thiết. Khi chúng ta ăn quá no, cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ khiến cho động mạch xơ cứng nhanh, ảnh hưởng xấu tới động mạch vành.

Đặc biệt, việc ăn no vào bữa tối sẽ càng nguy hiểm hơn. Nguyên nhân là do khi ngủ máu lưu thông chậm lại, ăn quá no khiến cho mỡ máu tăng lên, gây ảnh hưởng đến tính đàn hồi của máu và dẫn đến xơ cứng động mạch. Bên cạnh đó, nó còn làm tổn thương tì vị, gây áp lực lên ngực và tim và làm huyết mạch khó lưu thông.

7. Dễ dẫn tới “3 cao”

Nhiệt liệt còn dư thừa ứ đọng trong dạ dày sẽ gia tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, lượng triglycercide trong huyết dịch cũng tăng cao, từ đó gây các chứng bệnh: tắc nghẽn hoặc xơ cứng động mạch máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…

Cách ăn có lợi cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta chỉ nên ăn bằng 70% sức ăn của mình để giữ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Để làm được điều đó cần thử áp dụng mẹo sau:

Ăn chậm: Phải mất đến 12-20 phút não bộ mới kịp phát tín hiệu no. Như vậy, nếu bạn ăn quá nhanh thì nhiều khi dạ dày của bạn đã đầy ự nhưng tay vẫn chưa ngừng gắp. Ăn chậm sẽ giúp não có đủ thời gian sản sinh ra phản ứng này.

Không vừa ăn vừa xem ti vi, chơi game: Sự kết hợp này sẽ khiến cho bạn ăn một cách vô thức và có thể ăn nhiều quá mà không nhận ra.

Chọn thức ăn dễ no: Thực phẩm giàu chất xơ, protit và nước làm cho chúng ta có cảm giác chóng no, nhưng thực tế lượng calo bạn đưa vào cơ thể vẫn không hề nhiều và đa phần chúng thường dễ tiêu hơn so với thức ăn nhiều đạm.

Phân bố bữa ăn trong ngày: Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa ăn vừa phải, bữa tối ăn nhẹ.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]ADjp8fn8iG[/mecloud]