7 tư thế yoga siêu hiểu quả cho một bộ ngực đẹp
Tuy nhiên có một vài phương pháp để chị em phụ nữ biến những bộ ngực rắn chắc kia là của mình. Dưới đây là các tư thế yoga hiệu quả nhất không chỉ cải thiện hình dáng và kích cỡ của ngực mà còn tốt cho phổi, sức khỏe của bạn.
Tư thế chiến binh
Tư thế này không chỉ làm cho bạn cảm nhận được sức mạnh của mình, mà còn giúp bạn tăng size kéo dài ngực làm cho nó đàn hồi tích cực:
Đặt bàn chân của bạn cách xa và song song với nhau.
Rẽ chân trái 90 độ về bên trái. Thở ra và uốn cong đầu gối trái của bạn.
Giữ chân phải ở tư thế thẳng. Hai tay giơ ngang bằng vai. Hướng mặt về bên trái.
Lặp lại 7-10 lần, sau đó làm tương tự cho phía bên phải.
Tư thế tam giác
Động tác này sẽ phát triển ngực, kéo dài cột sống và cải thiện lưu thông máu:
Đặt hai chân rộng hơn vai. Bên trái rẽ một góc 90 độ và bên phải 15 độ.
Đăth tay trái vào mắt cá chân trái ( dần dần bạn có thể đặt lòng bàn tay trên sàn nhà) và giơ tay phải của bạn lên sao cho cánh tay thành một đường thẳng. Giữ đầu gối và cột sống của bạn thẳng.
Ngước mặt lên nhìn vào ngón tay phải. Sau đó lặp lại bài tập với bên ngược lại.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang giúp tăng khối lượng phổi, căng cơ ngực, tăng cường cơ bụng và cải thiện các tư thế của bạn:
Nằm trên úp và hít thật sâu. Từ từ nâng thân mình, và giữ cho cơ thể của bạn thấp hơn sàn. Giữ cân bằng hai chân và hai cánh tay của bạn.
Nâng cao đầu và nhìn lên phía trước.
Từ từ thở ra và trở lại vị trí ban đầu. Hãy tăng thời gian ở trong tư thế với mỗi lần lặp lại.
Tư thế cái cung
Bài tập yoga này rất thích hợp với cả những người hay bị đau lưng. Nó giúp kéo căng toàn bộ cột sống và làm đẹp hình dáng của ngực.
Nằm úp, thở ra, uốn cong đầu gối và nâng chúng ra phía sau đầu của bạn. Cố gắng giữ mắt cá chân với bàn tay của bạn. Từ từ thở ra một lần nữa, kéo chân và cánh tay của bạn lên trên cao như bạn có thể. Hông và ngực nhấc ra khỏi sàn nhà, nên giữ cân bằng trên bụng của bạn. Cố gắng giữ ở vị trí này trong 30 giây.
Tư thế bánh xe
Tư thế bánh xe giúp làm căng ngực, cột sống và cổ, giảm mệt mỏi, và chữa đau đầu:
Nằm ngửa và dang bàn chân của bạn nhiều hơn một chút so với vai chiều, sau nâng mông và lưng lên.
Đặt bàn tay úp và chĩa ra phía sau lưng của bạn. Thở ra, nâng cao ngực và hông của bạn càng cao càng tốt.
Để hai cánh tay thẳng như có thể và giữ tư thế này trong 30 giây.
Trồng cây chuối
Tư thế này hữu ích cho các dây chằng, cơ bắp của cột sống và ngực. Nó cải thiện hơi thở, lưu thông máu, nhưng đòi hỏi dành cho những người có kinh nghiệm:
Đứng trên bằng đầu gối và đặt cánh tay của bạn trên sàn nhà. Đan các ngón tay vào nhau tạo thành hình cái bát, sau đó đặt lên đỉnh đầu của bạn trên tấm thảm, bao quanh đầu chính là tay bạn.
Cong đầu gối, thở ra, và nâng chân lên khỏi mặt đất.
Duỗi chân của bạn lên và giữ như thế trong 30 giây đến 2 phút, tùy thuộc vào khả năng của bạn.
Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà có tác dụng chống đau lưng, làm tăng khối lượng phổi và tăng cường ngực:
Đứng bằng đầu gối và khép hai chân của bạn vào nhau.
Từ từ uốn cong về phía sau và đặt tay trên gót chân. Sau đó, uốn cong lưng và căng xương sườn. Hướng mặt lên trần nhà. Giữ tư thế này trong vòng 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
Trọng Nguyễn (theo brightside)
Nguồn: Gia đình Việt nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua