8 loại cây cảnh trong nhà chứa chất cực độc cần cho trẻ tránh xa
1. Cây anh thảo
Hoa anh thảo chứa hợp chất kịch độc gây nôn mửa, co giật và tê liệt.
Các gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận để tránh cho bé không ngắt hoa anh thảo cho vào miệng.
2. Cây trúc đào
Cây trúc đào là một trong những cây độc nhất được trồng phổ biến.
Lá, thân, hoa của cây đều có độc.
Trẻ em dễ gặp các triệu chứng nhiễm độc dù chỉ sờ hay cầm một chiếc là trúc đào. Khi tiếp xúc nhiều hơn, chất độc gây ra các vấn đề về đường ruột như nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, và chuột rút. Nặng hơn thì tim đập nhanh bất thường, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Ở Ấn Độ, có nhiều trường hợp mọi người tìm cách tự sát bằng cách ăn hạt cây trúc đào.
3. Cây thụy hương
Trong cây thụy hương chứa các chất độc như daphnetoxin hay mezerein. Nếu chim ăn phải quả của cây thụy hương sẽ tử vong. Còn trẻ em vô tình ăn phải quả của cây thụy hương sẽ bị ngộ độc, nôn mửa. Vì vậy, nên nhắc con không được cắn, nhai hoặc nuốt bất cứ phần nào của loại cây này.
4. Cây trạng nguyên
Nhiều người thường lấy nhựa cây trạng nguyên để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên, việc làm này được khuyến cáo là không nên.
Nhựa cây trạng nguyên có thể gây kích ứng cho da và mắt giống như các loài cây cùng họ Thầu dầu (Đại kích). Nếu ăn phải lá trạng nguyên có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Vì thế, nếu muốn dùng nhựa và lá trạng nguyên vào bất kì việc gì thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
5. Cây thầu dầu
Nhiều người sử dụng dầu của cây thầu để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiện, trong hạt thầu dầu chứa một hợp chất gây chết người là ricin, nếu một người trưởng thành nuốt phải hạt thô có thể sẽ tử vong trong vòng vài phút. Nhẹ hơn thì bị buồn nôn, tiêu chảy, tim đập nhanh, hạ huyết áp và co giật.
Các triệu chứng sẽ kéo dài liên tục trong suốt một tuần cho đến khi chất độc được đẩy hết ra khỏi cơ thể.
Vì thế, chỉ nên sử dụng dầu cây thầu được sản xuất đảm bảo vì khi ép dầu, các nhà sản xuất phải cẩn thận tách bỏ chất độc này.
6. Cây đại hoàng
Lá đại hoàng, dù sống hay nấu chín, có chứa các chất độc gây khó thở, rát miệng và bỏng cổ họng. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong vòng một giờ sau khi ăn và dẫn đến co giật, chảy máu nội bộ, hôn mê và tử vong.
7. Cây vạn niên thanh
Dù nhai phải bất kỳ phần nào của cây vạn niên thanh đều gây đau dữ dội trong miệng và cổ họng, tiết nước bọt quá mức. Vạn niên thanh không tiết ra chất độc gây chết người nhưng trong trường hợp nặng sẽ khiến cổ họng sưng to gây nghẹt thở.
8. Cây đỗ quyên
Trong rễ, thân, lá và hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc khiến buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, khó thở. Trẻ em nặng 25kg sẽ bị ngộ độc nếu ăn từ 100 - 250g lá đỗ quyên.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]gy9PAiewwa[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua