8 mẹo ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo chị em cần nhớ
Nhiễm nấm men âm đạo, là bệnh phổ biến và có thể gặp ở bất kì phụ nữ nào. Khoảng 75% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng nấm men âm đạo ít nhất một lần trong đời. Nhiễm nấm men, có tên gọi khác là nấm Candida. Nhiễm nấm âm đạo là do một trong nhiều loài nấm Candida gây ra. Candida tồn tại với số lượng thấp trong âm đạo cũng như trong miệng và đường tiêu hóa đường của cả nam giới và phụ nữ. Bệnh sẽ càng gia tăng trong môi trường ẩm ướt như ở bộ phận sinh dục.
Bệnh không những gây khó chịu cho chị em mà nếu để lâu có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Khoảng 10 - 20% phụ nữ nhiễm trùng nấm men không bị gây ra bởi nấm Candida albicans và khi dùng thuốc chữa bệnh sẽ không có tác dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Muốn vậy, chị em hãy ghi nhớ 8 mẹo ngăn ngừa và phòng tránh viêm nhiễm âm đạo sau đây:
1. Nên dùng giấm táo để vệ sinh "vùng kín" hàng ngày
Giấm táo có đặc tính kháng nấm, kháng vi khuẩn giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Những hợp chất có tính acid trong giấm táo giúp điều chỉnh pH âm đạo và làm thay đổi môi trường mà nấm cần để phát triển.
Thành phần gồm 2 muỗng canh giấm táo (20 ml), 1 lít nước ấm. Hòa loãng 2 muỗng canh giấm táo vào trong 1 lít nước ấm và dùng để rửa phần ngoài của âm đạo, rửa 2 lần 1 ngày cho đến các dấu hiệu bệnh được cải thiện.
Nếu sau thời gian điều trị nhưng kết quả không khả quan, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp xác định bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
2. Luôn giữ cho “vùng kín” khô ráo
Nhiễm trùng âm đạo do nấm phát triển càng thuận lợi trong môi trường ẩm vì vậy cần giữ vùng phía ngoài âm đạo luôn được khô ráo. Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh cần được lau khô sạch sẽ. “Vùng kín” của chị em luôn có chất bôi trơn “tự nhiên” giúp tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên những trường hợp độ ẩm vùng này tăng cao cần được lưu tâm vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Sử dụng đồ lót bằng chất liệu cotton
Chất liệu của đồ lót có ảnh hưởng phần nào đến tình trạng của bệnh. Nên dùng đồ lót bằng cotton vì tránh được nóng và ẩm, đây là 2 vấn đề thường gặp và là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Trong những lúc đi bơi, sau khi bơi xong cần thay áo quần ngay vì khi càng lâu thay áo quần thì nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng càng cao. Khi có những dấu hiệu nhiễm nấm ở âm đạo nên mặc áo quần rộng rãi.
4. Cơ thể cần thư giãn
Một số thói quen nhất định trong cuộc sống hàng ngày có thể gây nhiễm trùng nấm âm đạo. Một trong số đó là tình trạng căng thẳng. Theo lý giải khoa học, stress làm suy giảm hệ miễn dịch. Nhiều phụ nữ cho biết, họ bị nhiễm trùng nấm âm đạo sau khi trải qua một số thay đổi lớn trong cuộc đời hoặc phải đối mặt với những tình thế khó khăn, đầy áp lực như lên kế hoạch cho một dự án quy mô tại công ty, ly hôn hoặc làm việc quá nhiều.
Hãy thử một số kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, luyện tập thể dục thể thao hay đơn giản là thứ gì đó khiến bạn vui thích và thấy thoải mái.
5. Hãy ăn sữa chua hàng ngày
Sữa chua chứa các lợi khuẩn (lactobacillus acidophilus) giúp khôi phục lại lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột và thậm chí cả âm đạo của bạn. Bạn có thể ăn sữa chua hoặc sử dụng sữa chua không đường như một thuốc điều trị tại chỗ (khoảng một hoặc hai muỗng là đủ). Không sử dụng sữa chua có đường hay hương liệu khác vì đường sẽ giúp nấm men phát triển nhanh hơn. Đó không phải là điều tốt cho cơ thể bạn lúc này.
6. Dùng tỏi thường xuyên trong các món ăn
Tất cả các loại bệnh nhiễm trùng nấm men đều có thể được loại bỏ nhờ tính chất chống nấm của tỏi. Nghiền nát tỏi để tạo thành một hỗn hợp mịn và xoa trực tiếp vào khu vực bị nhiễm trùng. Tiếp tục làm như vậy vài giờ một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Đối với nhiễm nấm âm đạo, chiết xuất từ tỏi có thể được đặt bên trong âm đạo hoặc dầu tỏi có thể được sử dụng cùng với dầu dừa hoặc dầu vitamin E để cho kết quả tốt nhất.
7. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Nghe có vẻ bất ngờ nhưng sự thực là một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cân đối kết hợp uống đủ nước là chìa khóa để bảo vệ âm đạo và sức khỏe sinh sản. Một số thực phẩm có hiệu quả đáng kể trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến âm đạo. Nước ép việt quất hoặc sữa chua giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng nấm. Nếu bạn đang đối mặt với chứng khô âm đạo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có nên ăn nhiều sản phẩm từ đậu nành không, bởi đậu nành có chứa một dạng estrogen, có thể giúp bôi trơn tự nhiên.
8. Khám phụ khoa thường xuyên
Khám phụ khoa thường xuyên rất quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe âm đạo của bạn. Mỗi phụ nữ nên khám phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi hoặc trong vòng ba năm kể từ khi sinh hoạt tình dục lần đầu tiên.
Chỉ có bác sĩ phụ khoa mới chẩn đoán được bệnh và các rối loạn có thể gây tổn hại cho âm đạo hoặc hệ thống sinh sản của bạn. Khi khám phụ khoa, bạn nên đồng thời thực hiện xét nghiệm Pap, để kịp thời phát hiện những thay đổi trong các tế bào âm đạo, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua