Dòng sự kiện:

8 mốc thời gian không nên thụ thai để tránh dị tật thai nhi

03:00 25/11/2015
Cha mẹ thường quan tâm tới nhiều vấn đề khi muốn có con để bé yêu được chào đời khỏe mạnh. Nhưng có một vấn đề thường bỏ quên khiến cho khả năng cao các bé sinh ra và lớn lên yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường.

 

 

 

Đó là thời điểm thụ thai. Nếu vợ chồng bạn thụ thai trong những trường hợp dưới đây, khả năng bé yêu gặp phải những dị tật là rất cao. Vì thế tuyệt đối tránh nhé.

[mecloud]pyOUohcJvF[/mecloud]

1. Khi sức khỏe chúng ta đang yếu

Sức khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định xem khi nào là thời điểm hai bạn nên thụ thai và khi nào là không nên. Đối với bà bầu thì sức khoẻ lại càng quan trọng hơn.

Nếu bạn có sức khoẻ đang yếu, đang mắc các bệnh bệnh mãn tính có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch có thai như tiểu đường, động kinh, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bệnh tim mạch thì nên cân nhắc. Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị về kế hoạch mang thai của mình. Vì trong thời gian điều trị sẽ có vài loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi, có thể làm cho thai nhi bị dị tật, ốm yếu…

Ngoài ra, nếu gia đình hay họ hàng gần bị dị tật hoặc mắc các bệnh về gen, thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và có hướng sử trí thích hợp trước khi có thai để thai nhi được phát triển mạnh khoẻ nhất.

2. Trong đêm tân hôn

Việc thụ thai ngay sau đêm tân hôn được cho là không tốt. Nguyên nhân là do thời điểm này cả vợ và chồng đều mệt mỏi, uống nhiều rượu cũng như chưa có kinh nghiệm trong chuyện chăn gối. Theo thống kê, phần lớn thai nhi được thụ thai ngay trong đêm tân hôn sau khi sinh ra không khỏe mạnh, trí não phát triển chậm, đôi khi còn có những dị tật về hình thể.

3. Khi bạn đang tiếp xúc với môi trường độc hại

Nếu bạn đang phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, không an toàn, phải tiếp xúc nhiều với hoá chất độc hại như môi trường nhiễm Cytomegalo virus, Rubella, kim loại nặng, thủy ngân, dung môi hữu cơ, những hóa chất trong thuốc trừ sâu… thì không nên mang thai lúc này.

Vì khi bà mẹ mang thai tiếp xúc với hoá chất rất dễ làm cho thai nhi bị dị tật, thể trạng cơ thể yếu, hoặc gây sinh non, sẩy thai… Nếu có quyết định mang thai, bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

4. Khi đang sử dụng hoặc vừa ngừng thuốc tránh thai

Việc thụ thai trong thời gian sử dụng thuốc tránh thai cả ở dạng uống lẫn dạng thuốc đặt sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho tinh trùng và trứng. Theo nhiều nghiên cứu và thống kê của các nhà khoa học, nếu phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai mà vẫn mang thai và sinh con thì có thể gặp phải một số nguy cơ như: Tỷ lệ trẻ dị tật tăng cao, đẻ non thiếu tháng. Đồng thời, so với những trẻ mang thai bình thường khác thì có sự khác biệt về cân nặng cũng như đặc điểm sinh trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, không nên có thai ngay sau khi ngừng thuốc tránh thai, vì trong thời gian dùng thuốc tránh thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về hormone, dù sau khi ngừng thuốc, việc tránh thai không còn hiệu quả nhưng những sự thay đổi do thuốc tránh thai gây ra vẫn có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, bạn không nên có thai trong vòng 3 tháng sau khi ngừng thuốc.

5. Khi bạn vừa lấy vòng tránh thai ra

Vòng tránh thai được đặt vào tử cung với thời gian dài hay ngắn đều có thể ảnh hưởng đến tử cung của người phụ nữ. Nếu có thai ngay sau khi tháo vòng tránh thai, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu muốn có thai thì thời điểm sau 2 -3 tháng tháo vòng tránh thai để tử cung ổn định sẽ là thời điểm tốt hơn cho phụ nữ.

6. Sau khi chụp X-quang

Lượng chiếu xạ khi chụp X-quang sẽ làm ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể, chúng có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen ở thai nhi. Phụ nữ chiếu X-quang đặc biệt là vùng bụng ít nhất phải sau 4 tuần thụ thai mới an toàn.

7. Khi bạn vừa đẻ non, sẩy thai xong

Sau khi sẩy thai và đẻ non thì tử cung của người phụ nữ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có thai ngay sau thời điểm tử cung chưa được phục hồi thì rất dễ có thể dẫn đến tiếp tục để xảy ra tình trạng giống như lần trước. Bởi sau khi bị sẩy thai, đẻ non cơ thể người phụ nữ rất yếu do mất nhiều máu, tinh thần hay buồn rầu, lo lắng, bị suy sụp nghiêm trọng…

8. Thời tiết quá lạnh hoặc nóng

Phụ nữ mang thai trong mùa đông lạnh giá sẽ có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các bệnh đường hô hấp nên dễ bị cảm cúm làm ảnh hưởng đến thai nhi. Em bé có thể sẽ bị một số dị tật như sứt môi, hở hàm ếch… Đồng thời, thai nhi cũng sẽ phát triển không tốt trong mùa hè nóng bức. Nguyên nhân là khi nhiệt độ và độ ẩm cao, phụ nữ mang thai sẽ ăn uống không tốt, hấp thu kém protein và các chất dinh dưỡng khác, cơ thể thai phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot nhất: [mecloud]QVpgQhAdpy[/mecloud]