Dòng sự kiện:

8 mối nguy hại “to đùng” mà trẻ sinh mổ phải đối mặt

18:00 09/11/2015
Xu hướng với các mẹ hiện đại là chọn đẻ mổ thay vì vật vã với những cơn đau đẻ thường kéo dài cả ngày liền, thế nhưng họ không biết rằng đẻ mổ không hề tốt, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

 

 

 

[mecloud]z6ztNHkxeG[/mecloud]

Các chuyên gia luôn khuyên chị em nếu đẻ thường được là tốt nhất vì:

1. Trẻ sinh mổ khả năng miễn dịch thấp

Bào thai được nuôi dưỡng trong môi trường vô khuẩn vì vậy chúng rất dễ tổn thương khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi ra đời. Đối với những đứa trẻ sinh thường, quá trình chuyển dạ của người mẹ sản sinh nhiều hormone giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ.

Khi ra đời theo đường tự nhiên, cơ thể trẻ sơ sinh có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo của người mẹ. Sau khi ra đời, bé chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Trong khi đó, trẻ sinh mổ sau khi ra đời lại tiếp tục được chăm sóc trong môi trường vô khuẩn, cơ thể khó thích ứng ngay với môi trường tự nhiên, hệ miễn dịch của những trẻ này có thể mất đến 6 tháng để hoàn hiện.

Trẻ sinh mổ thường có tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, thậm chí có nguy cơ bị suy hô hấp do không trải qua quá trình cổ tử cung co bóp, ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi.

2. Trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh

Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng…hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ.

3. Hệ hô hấp của trẻ non yếu

Khi sinh thường, những cơn co thắt của tử cung giúp cơ thể trẻ chuẩn bị cho hoạt động hô hấp ở ngoài cơ thể mẹ. Với sinh mổ, trẻ sơ sinh có thể gặp một số vấn đề về hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, một loại vi khuẩn tồn tại trong ruột em bé ra đời bằng phương pháp sinh mổ có thể phát triển và gây bệnh hen suyễn, gặp khó khăn về hô hấp và dị ứng trong tương lai.

[mecloud]khAVwhzaV3[/mecloud]

4. Giảm kết nối mẹ - con

Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu;

5. Bé chậm bắt nhịp với cuộc sống

Trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.

6. Bé có thể nhiễm độc thuốc gây mê

Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê nữa đấy.

7. Nguy cơ béo phì ở trẻ sinh mổ khá cao

Dữ liệu tổng hợp từ 15 nghiên cứu tại 10 nước trên 150.000 trẻ em cho thấy, trẻ sinh mổ có tỷ lệ thừa cân cao hơn 26% và béo phì cao hơn 22% so với trẻ sinh bình thường. Những em này cũng có chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình lúc trưởng thành lớn hơn so với các em còn lại.

Theo chuyên gia sản khoa, các ca sinh mổ thường xảy ra khi thai nhi quá lớn, người mẹ khó sinh thường. Trẻ sinh mổ thường ít bú sữa mẹ. Uống sữa hộp có thể tăng nguy cơ tăng cân  khi trẻ lớn lên.

8. Trẻ dễ mắc các bệnh mãn tính, tiểu đường

Một nghiên cứu ở Đại học Rovira University (Tây Ban Nha) cho biết trẻ chào đời qua phẫu thuật có nguy cơ mắc bệnh suyễn, đái tháo đường type 1 và tình trạng béo phì hơn so với trẻ được mẹ sinh bằng phương pháp bình thường. Trên thực tế, con số này là 20%.  Các nhà khoa học giả định rằng sản phụ có thể truyền vi khuẩn có lợi cho đứa trẻ lúc sinh nở.

Đối với bệnh tiểu đường type 1, trẻ sinh mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn, các tế bào beta sản xuất insulin hoạt động kém. Sự mất cân bằng insulin dẫn đến mức đường glucose trong máu không ổn định và gây ra bệnh tiểu đường mãn tính ở trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh mổ nhằm ngăn ngừa tử vong và thương tổn cho cả mẹ lẫn con chỉ cần thiết với tỷ lệ không quá 15%. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ ở nhiều nước cao hơn mức khuyến cáo này.

Cần chuẩn bị gì cho bé sinh mổ?

Không giống với chu trình sinh nở tự nhiên sẽ khiễn trẻ mất đi cơ hội có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bạn phải sinh mổ, hãy lưu ý những điều sau đây:

Cho bé bú mẹ sớm

Mẹ nên cho bé bú sớm nhất sau khi sinh vì bé sẽ bú được loại sữa non là loại sữa mẹ tốt nhất. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc không đủ sữa, mẹ nên chọn sản phẩm sữa công thức uy tín giúp hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé.

Giữ vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn cho bé

Khi chăm sóc cho em bé trực tiếp, cần rửa tay sạch thật sạch. Cho bé tắm vào khoảng 9-10 giờ sáng hoặc 14-15 giờ chiều mỗi ngày. Các dụng cụ dùng cho bé như: thìa, cốc, bình sữa… phải trụng qua nước sôi trong 10 phút để tránh nhiễm khuẩn.

Hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ dùng thuốc và cho bé bú

Trong trường hợp các bà mẹ sinh mổ phải dùng thuốc kháng sinh, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé bú, do những chất này thường có thể tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến bé.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]