8 thứ trẻ cần phải có trong tuổi thơ
Có 8 điều mà với mỗi đứa trẻ là vô cùng quan trọng trong thời thơ ấu.
Có những người bạn
Bản năng của trẻ em là lấy bản thân làm điểm xuất phát. Chúng không thể đánh giá đúng cảm xúc, mong muốn của người khác. Vì thế, việc hòa nhập vào một nhóm trẻ khác nhau có thể giúp bé hiểu về những người xung quanh, trong quá trình tương tác, học hỏi. Ngoài ra, trong quá trình thực hành tương tác xã hội, trẻ có thể học các phương pháp giao tiếp, học các phép lịch sự, quy tắc ứng xử, chuẩn mực xã hội.

Các hoạt động nhóm giúp cho trẻ tìm thấy niềm vui, tiếng cười, điều này vô cùng quan trọng trong sự lớn lên và trưởng thành của đứa trẻ. Ảnh: Adobe Stock.
Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể tham gia các nhóm múa, các đội bóng, hay đơn giản là chơi với nhau trong một khu nhà, một tầng chung cư... Đây sẽ là những người bạn đầu tiên của bé trong cuộc đời, sau bố, mẹ và người thân trong gia đình.
Có một thần tượng
Mỗi trẻ đều sẽ yêu thích một nhân vật nào đó, có thể là nhân vật hoạt hình (trẻ nhỏ), ca sĩ, diễn viên (trẻ lớn)... và coi người đó là thần tượng. Đừng phức tạp hóa khái niệm này và bài xích nó, đơn giản, đây chỉ là một đối tượng mà trẻ tìm thấy sự ngưỡng mộ.
"Người bạn" này đóng vai trò là người đồng hành, an ủi tinh thần, mang đến cho trẻ cảm giác an toàn, ấm áp, thú vị. Chỉ cần trẻ không vượt quá giới hạn của sự yêu thích bình thường, bạn không nên can thiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc tuổi thơ của trẻ.
Đừng quên rằng khi còn nhỏ, bạn cũng mê mệt một nhân vật nào đó. Và bây giờ, mỗi khi nhắc lại, bạn đều cảm thấy rất vui, thậm chí kể với bạn bè về thủa đáng yêu đó của mình.
Có một cuốn sách tâm đắc
Nhiều nghiên cứu chỉ rõ tác dụng của sách với trẻ thơ. Sẽ càng ý nghĩa nếu trẻ có một cuốn sách mà chúng đọc từ đầu đến cuối và tâm đắc với nó. Việc đọc một cuốn sách trọn vẹn đem lại cho trẻ cảm giác hoàn thành, thậm chí đặc điểm ngôn ngữ của tác giả cuốn sách thậm chí có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Cần lưu ý, trong qua trình trẻ đọc, cha mẹ nên có sự tương tác, thảo luận để trẻ hiểu hơn về cuốn sách.
Có một bộ sưu tập của riêng mình
Bạn có thể mua cho con một chiếc hộp đựng kho báu, dạy con cách trữ những món đồ chúng thích trong đó. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách trân trọng những đồ chúng thích và biết cách giữ gìn, nâng niu, bảo vệ. Khi lớn lên, đó là kỷ vật, là sợi dây kết nối trẻ với tuổi thơ. Thêm vào đó, việc có một bộ sưu tập cũng dạy cho trẻ sự ngăn nắp thông qua việc tự biết sắp xếp đồ đạc, phân loại...
Gần gũi với thiên nhiên
Việc trẻ hòa mình vào thiên nhiên, tham gia các hoạt động vận động vui chơi, chạy nhảy, hít thở không khí trong lành vô cùng quan trọng.

Thiên nhiên giúp trẻ nuôi dưỡng trí tưởng tượng, thôi thúc sự khám phá. Ảnh: Adobe Stock.
Không chỉ sức khỏe thể chất trẻ được cải thiện, tinh thần trẻ được xoa dịu, sau những giờ học căng thẳng trên ghế nhà trường. Thiên nhiên giúp trẻ thư giãn, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, thôi thúc sự khám phá, từ đó phong phú hóa nhận thức của chính chúng.
Ngoài ra, việc gần gũi thiên nhiên cũng giúp thúc đẩy trau dồi cảm quan nghệ thuật. Đứa trẻ còn nhỏ, dù chưa thể đánh giá được độ cao của núi, độ rộng của biển, độ sâu của nước, nhưng theo thời gian, ý tưởng về các khái niệm đó sẽ hình thành, giúp hiểu biết về cuộc sống của trẻ sâu sắc hơn rất nhiều.
Tham gia vào công việc thực hành
Đừng sợ trẻ không biết làm, hay lo cho trẻ "đã quá bận học, không còn thời gian nghỉ ngơi"... Hãy hướng trẻ đến các công việc thực tế trong nhà như lau dọn bàn ghế, quét sàn, hoặc giúp mẹ làm bánh, làm kem... Chính các hoạt động thực hành này giúp trẻ hinh thành nhận thức rõ nét về cuộc sống thực tế, trân trọng giá trị sức lao động và thương bố mẹ hơn.
Chơi một môn thể thao
Nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao khác nhau, hoặc ít nhất là giúp trẻ có hứng thú, kiên trì theo đuổi một môn thể thao nào đó. Điều này sẽ giúp ích đáng kể cho sự phát triển thể chất, tinh thần đứa trẻ. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ tham gia các môn phù hợp độ tuổi, tránh nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng con.
Tham gia các hoạt động tình nguyện với người lớn
Cha mẹ có thể cho con cái đồng hành cùng mình trong các hoạt động cộng đồng, các chương trình từ thiện... Loại hình giáo dục xã hội này sẽ giúp trẻ hiểu biết hơn về người khác và xã hội, đồng thời dạy trẻ cách giúp đỡ mọi người, nhất là những hoàn cảnh khó khăn hơn gia đình mình. Nhờ thế, trưởng thành, trẻ có lòng nhân ái, biết san sẻ và yêu thương.
Thùy Linh
Link nguồn:
http://giadinh.net.vn/gia-dinh/8-thu-tre-can-phai-co-trong-tuoi-tho-20200814111536179.htm
Theo giadinh.net.vn
Sản phụ hạ sinh bé trai khỏe mạnh trong khu cách ly Covid-19
Cô bé Trung Quốc 7 tuổi chạy 10km mỗi ngày để giúp chị được sống
5 sai lầm của cha mẹ khiến con mất tự tin, ảnh hưởng đến cả tương lai của con
Bộ ba lá chắn thần thánh “Sắt - vitamin C-Kẽm”: tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ, chống lại tác nhân xấu từ bên ngoài
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua