9 cách dạy con của mẹ Pháp trái ngược hoàn toàn với mẹ Việt
1. Không bao bọc con quá mức
Rất nhiều những bà mẹ Việt Nam bao bọc con đến mức cho phép mình kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của con vì họ nghĩ rằng đó là hành động bảo vệ đứa con bé nhỏ khỏi những tác động từ xã hội bên ngoài. Suy nghĩ này hoàn toàn trái ngược với các bà mẹ Pháp. Mẹ Pháp không có quá nhiều nhu cầu phải kiểm soát cuộc sống của con. Thay vào đó, mục đích của họ là để con phát triển tính tự lập, trải nghiệm thất bại, và học cách đưa ra những quyết định phù hợp với lứa tuổi. Đi đến bất kỳ sân chơi nào ở Pháp, bạn hầu như không thể bắt gặp cha mẹ nào đứng cạnh để giúp đỡ con trong các trò chơi, kể cả các trò nguy hiểm như đu xà. Đó không phải dấu hiệu của sự thờ ơ hay không quan tâm mà do mẹ Pháp cho rằng, bài học thật sự đến từ sự thử nghiệm và sai lầm.
2. Luôn có thời gian dành riêng cho gia đình
Người Pháp dành thời gian cho gia đình trong cả tuần và cuối tuần. Trong tuần, ăn tối là thời gian để cả gia đình tập trung và trò chuyện. Cha mẹ, con cái ngồi quanh bàn, thưởng thức các món ăn nhà nấu, không có ti vi mà chỉ dành sự chú ý vào lẫn nhau. Gia đình dành một khoảng lớn thời gian cuối tuần cùng nhau chơi thể thao, đi bộ, đến thăm viện bảo tàng hay đơn giản chỉ là nằm thư giãn. Cha mẹ lái xe đưa con tham gia các hoạt động hoặc dành toàn bộ thời gian rảnh của mình để chơi cùng con.
Cuối tuần là khoảng thời gian mà bố mẹ Pháp đưa con ra ngoài dạo chơi hay tham gia các hoạt động gia đình (Ảnh: Seetwisejournal).
3. Giờ chơi là để chơi
Sân chơi, hoạt động ngoài trời hay hoạt động thể chất của trẻ em rất quan trọng đối với bố mẹ Pháp. Giờ học tại trường ở Pháp rất nghiêm ngặt, trẻ em phải tập trung học một thời gian dài (từ 8h30 sáng đến 4h30 chiều, ngay cả với những đứa trẻ nhỏ). Vì thế, khi lũ trẻ được vui chơi, chúng toàn toàn được vui chơi đúng nghĩa. Tại trường, trẻ em có ba giờ ra chơi: hai giờ ngắn và một giờ dài. Thời gian này không chỉ giúp trẻ được vận động mà người Pháp tin rằng nó còn giúp khuyến khích phát triển trí não trẻ.
4. Nếu không phải giờ chơi tức là không được chơi
Chắc chắn có một nguyên tắc nghiêm khắc về cách cư xử ở Pháp. Từ rất sớm, trẻ em Pháp đã được học phải ngồi ở bàn trong suốt bữa ăn, chào hỏi người lớn, không ngắt lời khi người khác đang nói chuyện. Trẻ em Pháp không chạy lòng vòng khắp nhà hàng, cười đùa ầm ĩ. Chúng ngồi trên ghế, ăn uống và trò chuyện cùng mọi người trên bàn ăn.
5. Cho con ăn thực phẩm lành mạnh
Bạn sẽ không nhìn thấy trẻ em Pháp, đặc biệt là các bé đang chập chững tập đi, ăn mì ống hay ngũ cốc ăn liền. Mẹ Pháp rất nghiêm khắc với đồ ăn, đặc biệt là đồ ăn dành cho trẻ. Từ khi còn nhỏ, trẻ em Pháp đã ăn đồ ăn giống như cha mẹ, tức là không có chuyện bố mẹ và con có hai chế độ ăn riêng biệt. Lũ trẻ ăn những gì bố mẹ ăn, chỉ khác là với số lượng ít hơn. Khi chúng đã đủ lớn để cầm được cốc, chúng cũng uống nước trong một cái cốc giống người lớn, ngồi ở ghế với đĩa thức ăn giống như của bố mẹ mà không phải có bộ đồ ăn hay một chiếc cốc dành riêng cho mình. Thậm chí các món ăn được coi là dành cho người lớn như nấm, hàu sống, sò, gan ngỗng - tất cả những thực phẩm làm nên tên tuổi nổi tiếng của ẩm thực Pháp - và cả hơn 300 biến thể của phô mai Pháp cũng đều được đưa vào thực đơn của trẻ em từ rất sớm.
6. Đừng quên rằng người mẹ cũng quan trọng như trẻ em
Không giống các bà mẹ vừa sinh đầu bù tóc rối, các bà mẹ Pháp không bỏ quên mình ngay cả khi đã sinh con. Họ cân nhắc những ưu tiên và hạnh phúc của mình cũng quan trọng như con cái. Và đúng như vậy, nếu họ không biết cách quan tâm đến bản thân thì làm sao họ có thể quan tâm và chăm sóc tốt cho em bé của mình? Sự nghiệp vẫn tiếp tục, các bà mẹ Pháp quay lại làm việc ngay sau thời gian nghỉ thai sản. Thời gian khi bé dưới ba tuổi, họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại, sau đó, trẻ em được cho đi học cả ngày ở trường. Và quan trọng hơn, mẹ Pháp không bao giờ để việc có con nhỏ cản trở họ ăn diện, duyên dáng và yêu quý bản thân.
7. Trẻ em không bị sức ép quá tải
Trẻ em Pháp không có một lịch trình hoạt động và học tập dày đặc như những người bạn Bắc Mỹ của mình. Chúng cũng chơi thể thao và tham gia học âm nhạc nhưng mẹ Pháp không có nỗi sợ hãi tuyệt vọng rằng con mình sẽ thất bại trong cuộc sống nếu chúng không có tên trong đội tuyển bóng rổ, chủ tịch một câu lạc bộ học tập hay người đứng đầu trường về âm nhạc. Mẹ Pháp cho rằng các hoạt động chủ yếu phục vụ cho việc giải trí. Có xứng đáng không nếu những hoạt động này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống gia đình? Có lợi ích gì nếu lũ trẻ mệt rũ? Chúng đã có cả một ngày dài ở trường học, tại sao lại cần phải bắt chúng tiếp tục học tập một môn ngoại khóa khác? Mẹ Pháp không tin rằng hoạt động ngoại khóa càng nhiều càng tốt. Vừa phải là tốt nhất.
Khi đến giờ chơi, trẻ em Pháp được vui chơi đúng nghĩa (Ảnh: Smartkidsasia).
8. Hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại và Ipad
Đi vào các nhà hàng hiện nay, bạn sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh các gia đình ngồi quanh bàn ăn, bố mẹ và con cái mỗi người chăm chú vào màn hình điện thoại hay Ipad. Không có câu chuyện nào cần thảo luận. Mọi người ăn trong khi nhắn tin, xem phim hay bình luận một bức ảnh trên Facebook. Điều này không xảy ra ở Pháp! Cha mẹ Pháp hiểu rằng, thiết bị thông minh là một phương tiện cần thiết trong thế giới hiện tại, nhưng họ không phụ thuộc vào nó. Họ có khuynh hướng tránh bất kỳ thứ gì hạn chế sự giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình và tất nhiên, khi ở bàn ăn tối.
9. Ông bà nội, ngoại có vị trí quan trọng
Việc ông bà nội, ngoại chăm sóc cháu là khá phổ biến ở Pháp. Điều này không những đỡ một phần vất vả cho bố mẹ mà ông bà còn giúp truyền lại cho cháu mình những câu chuyện gia đình và truyền thống của dòng họ - điều vô cùng quan trọng với người Pháp. Ông bà giúp cân bằng cuộc sống của những cặp vợ chồng trẻ mới sinh con, đặc biệt là khi lũ trẻ nghỉ hè để bố mẹ chúng có thể yên tâm đi làm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dạy con biết đọc đúng cách, bạn đã áp dụng chưa?
- Kinh nghiệm dạy con nói tiếng Anh như gió của bà mẹ Sài Gòn
- Dạy con ngoan không cần roi vọt nhờ các 'phương pháp mềm'
- Dạy con cách đáp trả khi bạn bè gây xung đột
- Nguyễn Hải Phong tiết lộ bí quyết dạy con tự lập
- Clip bố dạy con tập đếm, con lại cứ 'đánh rơi nhịp' khiến dân mạng 'cười vỡ bụng'
- 5 kĩ năng mẹ không được bỏ quên khi dạy con học lớp 1 tại nhà
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua