9 căn bệnh có thể xuất hiện sớm ảnh hưởng tới sinh sản của bé trai
Vì thế, đôi khi việc mang bầu hay không không lý do không hoàn toàn nằm ở phía phái nữ mà có một phần trách nhiệm của phái nam.
Dưới đây là 9 loại bệnh mà nam giới có thể mắc ngay từ khi còn nhỏ, không được người lớn để ý chữa trị nên đã ảnh hưởng tới khả năng sinh sản khi lớn lên.
1. Lỗ đái lệch thấp
Đây là một dị tật bẩm sinh khá phổ biến. Lỗ đái không đổ ra ở đỉnh quy đầu mà ở mặt dưới của dương vật, bìu và đáy chậu (ở vị trí từ gốc bìu tới lỗ hậu môn). Do vậy, bệnh nhân không tiểu tiện được một cách bình thường mà có khi phải đái ngồi như con gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông.
Bệnh này nên chữa sớm khi trẻ 5-6 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn 10 tuổi sẽ khó phẫu thuật hơn vì lúc này trẻ thường có phản xạ cương dương vật nên vết thương khó lành.
2. Ứ nước màng tinh hoàn
Thường lúc nằm trong bụng mẹ, trẻ nào cũng có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh nước màng tinh hoàn.
Biểu hiện của bệnh là một hoặc cả hai bên bìu của trẻ to, nắn vào thấy một khối căng toàn nước. Nếu sau 12 tháng vẫn thấy bé có tình trạng trên thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa khám.
3. Hẹp bao quy đầu
Bao qui đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ qui đầu của dương vật. Chít hẹp bao qui đầu là tình trạng vòng bao qui đầu bị hẹp ở các mức độ khác nhau nên không thể lộn được bao qui đầu. Đa số chít hẹp bao qui đầu là do bẩm sinh.
Thường khi bé vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé từ 5 - 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Trẻ có dấu hiệu đái khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ trong khi bao qui đầu chứa đầy nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao qui đầu ra phía sau không nhìn thấy lỗ đái.
[mecloud]xsOMSBU512[/mecloud]
4. Lún dương vật
Biểu hiện: Lỗ tiểu đổ ra đúng ở đỉnh quy đầu, trục dương vật thẳng, nhưng dương vật bị lún tụt xuống dưới hoặc ngang mức của xương mu. Ống da dương vật thường nhỏ và ngắn, bao quy đầu hay bị chít hẹp, bìu bình thường. Khi đi tiểu, trẻ thường phải dùng ngón tay ấn quanh gốc dương vật để nó thò ra.
5. Cong, vẹo dương vật
Biểu hiện: Khi dương vật cương cứng thì bị cong vẹo xuống phía dưới hoặc sang một bên, kèm theo xoay trục nên trông như quả chuối cong.
6. Quai bị
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng gây ra sưng các tuyến nước bọt. Đặc biệt là bệnh ảnh hưởng tới các tuyến đằng trước mang tai, khiến cho má bé trông có vẻ phình ra. Bệnh quai bị gây ra viêm tinh hòan tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp ở các bé trai trước tuổi dậy thì.
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
7. Thoát vị bẹn
Thông thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn của trẻ sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở trẻ và gọi là thoát vị bẹn.
Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được thì trẻ sẽ rất đau và khóc nhiều, người ta gọi là thoát vị bẹn nghẹt, cần phải đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay, đây là bệnh phải xử lý bằng ngoại khoa nếu không ruột sẽ bị hoại tử, rất nguy hiểm.
Trong những trường hợp khác thì cần theo dõi khi trẻ 4-5 tuổi trở lên mà khối thoát vị vẫn còn thì nên đưa đi khám chuyên khoa để được phẫu thuật.
8. Giãn tĩnh mạch tinh
Trong số những trẻ bị bệnh lý vùng kín thì có trên 16% những trẻ từ 10 - 19 tuổi hay gặp bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Đây là tình trạng giãn ngoằn ngoèo các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Tĩnh mạch bị giãn làm ứ đọng máu vùng tinh hoàn. Tình trạng này gây cản trở việc tưới máu cho tinh hoàn, ảnh hưởng đến sản xuất tinh khi bé trai trưởng thành.
Biểu hiện của bệnh là thỉnh thoảng có thể gây đau nhẹ hay cảm giác nặng ở vùng bìu. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, bạn có thể thấy sưng ở phía trên bìu.
9. Ẩn tinh hoàn
Bình thường khi sinh ra bé đã có 2 tinh hoàn nằm trong bìu, nhưng ở một số trẻ bị dị tật, một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn hoặc phức tạp hơn là chui vào ổ bụng. Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.
Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó. Sau một tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa đi khám bác sỹ.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua