9 nguyên nhân khiến trẻ con nói dối, cha mẹ đừng vội phán xét hay trừng phạt
Tại sao trẻ nói dối? Có lẽ cha mẹ phải chịu trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này!
1. Trẻ sợ bị phạt
Nhiều khi trẻ con nói dối vì chúng biết nói thật sẽ bị phạt. Hãy khuyến khích con nói thật bằng cách nào đó để trẻ không còn sợ hãi việc bị phạt nữa, chẳng hạn giảm nhẹ hình phạt.
2. Trẻ sợ làm bạn buồn
Con yêu bạn và không muốn làm bạn buồn. Nếu phản ứng của bạn đối với sự thật bớt u ám đi thì con cũng sẽ bớt lo ngại tổn thương bạn vì nói thật.
3. Trẻ không nói dối, trẻ chỉ tưởng tượng thôi
Đôi khi trẻ nhầm lẫn giữa tưởng tượng và thực tế: trẻ kể cho bạn nghe về những chuyến phiêu lưu kỳ thú hay kể với người khác rằng mình có anh chị em.
Đừng nghiêm khắc với những lời nói dối như vậy, theo thời gian trẻ lớn thì những lời nói dối như thế cũng sẽ tự động biến mất mà thôi.
6. Trẻ nói dối vì trẻ không nhớ
Đôi khi trẻ nói dối mà lại tin vào chính lời nói dối của mình. Có thể đơn giản là trẻ đã quên những trò nghịch ngợm của mình mà thôi. Đừng lo lắng khi trẻ có những lời nói dối như thế.
Cha mẹ phải kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu.
5. Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự
Đôi khi trẻ đơn giản cho rằng nói dối là đúng: được bà đan cho đôi tất, trẻ tỏ ra vui vẻ và yêu thích, dù thực sự không thích món đồ đó lắm.
Điều này cũng là do cách ứng xử của người lớn. Chúng ta cũng hay làm như vậy vì phép lịch sự mà.
4. Người lớn đang lập trình câu trả lời cho trẻ cob
Chúng ta thường hỏi trẻ những câu hỏi chỉ để đợi một đáp án duy nhất, ví dụ như 'Món này ngon không con?' khi rõ ràng con không thích món đó.
Nếu bạn không muốn trẻ nói dối, hãy giải quyết gốc rễ vấn đề thay vì 'ép' trẻ vào thế bí. Thay vì hỏi con món đó có ngon không, hãy cho con lựa chọn thích ăn món gì.
3. Trẻ sợ sẽ bị coi là người xấu
Trẻ sợ nói thật về một điều xấu nào đó mà mình đã lỡ vi phạm, vì trẻ cho rằng chỉ những người xấu trong cái câu chuyện cổ tích mới làm như vậy. Và nếu trẻ thừa nhận sự thật, trẻ sẽ biến thành người xấu.
Hãy giải thích cho trẻ rằng cho dù là người tốt thì cũng có lúc phạm sai lầm và mắc lỗi. Điểm khác biệt là họ biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình và tìm cách thay đổi.
2. Vì người lớn cũng nói dối
Trẻ con luôn bắt chước người lớn. Trong một môi trường toàn những lời nói dối, trẻ cũng sẽ học cách nói dối.
Giải pháp rất đơn giản mà cũng không dễ dàng: cha mẹ cần làm tấm gương về sụ trung thực!
1. Trẻ nghĩ rằng mình quá ngốc nghếch
Nếu bạn cứ cư xử với trẻ như thể trẻ ngu ngốc, quát tháo trẻ, đổ lỗi cho trẻ vì chuyện này chuyện kia, trẻ sẽ không muốn học hỏi từ bạn nữa. Kể cả việc nói thật với cha mẹ cũng không.
Hãy cố giao tiếp với trẻ như những người bạn, tôn trọng trẻ và giải thích đâu là đúng, đâu là sai, đừng khiến trẻ có cảm giác tội lỗi với mọi chuyện.
Bằng cách này trẻ sẽ muốn trưởng thành hơn và nhận ra tầm quan trọng của việc nói thật.
Theo Bright Side/Gia đình mới
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua