Dòng sự kiện:

9 sai lầm khi ăn sáng gây nguy hại cho sức khỏe

03:00 19/11/2015
Ăn sáng là một thói quen tốt và cần được duy trì để bảo vệ sức khỏe bản thân.

 

 

 

[mecloud]qim9NN5FZn[/mecloud]

Tuy nhiên, có một vài sai lầm khi ăn sáng có khiến chất dinh dưỡng không thể hấp thụ được vào cơ thể mà còn khiến bạn “tồi tệ” hơn.

Bạn có đang vướng phải sai lầm nào dưới đây không?

9. Mới ngủ dậy đã đi ăn sáng

Nhiều người có thói quen sau khi ngủ dậy lập tức đi ăn sáng luôn. Họ cho rằng, ăn sáng càng ăn sớm thì càng tốt. Bởi như việc ăn sáng sớm như vậy sẽ kịp thời bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể sau một giấc ngủ dài.

Nhưng thực tế, việc ăn sáng quá sớm lại nguy hại với sức khỏe. Bởi ăn sáng quá sớm có thể gây hại cho đường ruột.

8. Ăn bữa sáng nhiều như bữa chính

Bạn tuyệt đối không nên bỏ qua bữa sáng. Song nhiều người lại ăn khá nhiều trong bữa sớm mai này.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều vào bữa sáng cũng không tốt. Việc ăn nhiều này sẽ chỉ kiến cho cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động hơn.

7. Uống sữa thay bữa sáng

Nhiều cha mẹ lầm tưởng sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và chỉ cần uống sữa là có thể đủ.

Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Vì uống sữa lúc đói dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ, đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết.

6. Ăn đồ ăn nhanh, đồ khô

Một số bà mẹ dự trữ sẵn vài hộp bánh quy, bim bim, hay mua vội cho con humberger, gà rán… để con ăn uống gọn nhẹ rồi đi học, nhưng thực chất lại tạo gánh nặng cho dạ dày. Những bữa sáng nhanh thế này sẽ thừa năng lượng nhưng lại thiếu vi chất.

Vì vậy, nếu chọn đồ ăn nhanh cho bữa sáng thì các mẹ nhớ bổ sung vào các bữa khác thêm hoa quả, canh rau.

5. “Tiết kiệm” thời gian ăn sáng

Nhiều người vì bị muộn giờ đi làm có thể ăn bữa sáng trong lúc vội vàng. Họ thậm chí chỉ ăn bữa sáng trong vài phút. Song ăn sáng kiểu này cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Bởi việc vội vã khi ăn sáng sẽ làm cho bạn bị nghẹn và quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm đi.

Bạn phải dành đủ thời gian ăn bữa sáng trong ít nhất 15 phút để có thời gian thưởng thức bữa sáng và nhai thức ăn từ từ. Đặc biệt, điều này rất quan trọng cho những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, bởi họ cần kiểm soát lượng đường trong máu.

4. Ăn nhiều chất xơ trong bữa sáng

Khá nhiều người có thói quen chỉ thích ăn cơm và rau vào bữa sáng vì nghĩ cung cấp nhiều chất xơ vào bữa sáng sẽ tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải mọi bữa sáng đều được tạo ra như nhau. Không phải tất cả thực phẩm đều cung cấp lượng năng lượng thích hợp cho bạn. Do đó, bạn có thể ăn hoa quả, ngũ cốc nhưng phải đặc biệt chú ý đến lượng protein trong khẩu phần ăn sáng.

Protein không chỉ cung cấp năng lượng giúp bạn rời khởi nhà. Bởi nếu bạn không ăn protein vào bữa sáng, bạn sẽ bước vào bữa trưa với cảm giác đói cồn cào. Ngoài ra, bỏ qua protein vào bữa sáng gây hại cho bạn. Vì cơ thể bạn có thể chỉ sử dụng 30 gram protein một lần, nên nếu bạn không nạp đủ lượng chất dinh dưỡng này vào buổi sáng, bạn có thể khó hấp thu đủ protein khắp phần còn lại trong ngày.

3. Ăn đồ ăn thừa từ hôm trước

Một số người có thói quen mang đồ thừa còn lại từ hôm trước để ăn vào bữa sáng hôm sau. Song thói quen này cũng không tốt cho sức khỏe nếu như thức ăn không được bảo quản kỹ càng.

Thông thường thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn sau thời gian dài lưu trữ. Hơn nữa, một số thức ăn còn có thể sản sinh ra nitric có hại cho sức khỏe. Do đó, nếu ăn phải những thức ăn này thì sẽ có thể bị đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó năng lượng cung cấp cho cơ thể cũng thấp khiến bạn không cảm thấy khỏe khoắn.

2. Ăn đồ ăn lạnh

Cho dù đó là mùa hè thì cũng không nên ăn đồ lạnh trong bữa sáng. Buổi sáng, cơ thể bao gồm cơ bắp, thần kinh, mạch máu đang ở trạng thái co lại. Nếu ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông... ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến táo bón, giảm sức đề kháng của cơ thể.

1. Vừa đi vừa ăn

Để tiết kiệm thời gian, không ít người có thói quen vừa đi vừa ăn hoặc ăn trong lúc chờ xe bus... Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bị chứng đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đau bụng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]Rf6QrB7Mhh[/mecloud]