Dòng sự kiện:

9 sai lầm khi cha mẹ nấu ăn cho con

15:00 04/11/2015
Rất nhiều bà mẹ đang mắc những sai lầm khi nấu đồ ăn cho con. Những sai lầm phổ biến đó là:

 

 

 

Nước hầm tốt hơn phần cái

Trong suy nghĩ của nhiều mẹ, khi nấu canh hay hầm thịt, xương, phần lớn các chất dinh dưỡng trong rau, thịt sẽ “tan chảy” và hòa vào trong nước, vì vậy, nước mới là phần bổ nhất, phần đáng ăn nhất.

Nhưng thực tế, điều này không đúng đâu mẹ nhé. Các chất dinh dưỡng, đặc biệt lượng chất xơ dồi dào vẫn tồn tại nhiều trong phần cái “vô dụng” chứ không phải phần nước “dinh dưỡng” kia đâu. Do đó, thay vì chắt lọc “tinh hoa” trong nước, mẹ nên cho con ăn luôn cả phần cái nhé.

Thêm nước lạnh khi đang hầm xương

Hành động này không chỉ kéo dài thời gian hầm nhừ xương, thịt mà còn khiến chất dinh dưỡng trong nước hầm bị kết tủa, giảm chất dinh dưỡng trong món ăn. Đồng thời, vị của món ăn cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khuấy đảo liên hồi

Có thể ngăn ngừa thức ăn bị cháy nhưng dùng muỗng khuấy liên tục cũng sẽ làm thức ăn dễ bị nát, nhũn và giảm giá trị dinh dưỡng, khiến bé khó hấp thu dưỡng chất trong món ăn, gây ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.

Thời gian chờ quá lâu

Mẹ có biết các loại vitamin trong rau quả rất dễ bị bay hơi trong quá trình chế biến? Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, sau khi cắt rau quả, mẹ nên dùng chúng để nấu ăn cho bé ngay, tránh làm hao hụt lượng vitamin quý giá. Nên nhớ, càng đợi lâu, lượng vitamin mất đi càng nhiều, mẹ nhé.

“Kết đôi” chưa hoàn hảo

Một thực đơn đa dạng và cân bằng giữa các nhóm chất là điều cần thiết cho bé cưng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự kết hợp giữa các món ăn cũng cho ra kết quả tốt đẹp. Chẳng hạn, bản thân cà chua và dưa leo là 2 thực phẩm chứa nhiều vitamin, nhưng khi kết hợp với nhau, lượng vitamin C dồi dào trong cà chua sẽ bị dưa leo “tiêu diệt” gần hết. Ngoài tình trạng mất chất, một số sự kết hợp sai lầm còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé cưng.

Nấu kĩ quá

Muốn loại trừ “triệt để” thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại, mẹ dành rất nhiều thời gian cho việc rửa rau quả và vo gạo.

Tuy nhiên, điều này không hẳn tốt đâu.

Vo gạo quá kỹ sẽ làm mất một lượng chất dinh dưỡng, nhất là hàm lượng B1 trong hạt gạo. Cũng như rau được rửa quá kỹ, ngâm quá lâu sẽ làm “bay” mất một lượng đáng kể chất dinh dưỡng.

Nấu một lần ăn nhiều lần


Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải nấu một nồi cháo to rồi mỗi lần múc một ít cho bé ăn. Tuy nhiên, cách làm này không những khiến bé ngán ăn mà món cháo cũng mất chất dinh dưỡng dần qua nhiều lần đun nấu, hâm nóng lại.

Vì thế, mẹ chỉ nên nấu ít một, cho bé ăn hết rồi nấu món khác đổi vị cho bé. Như thế vừa đảm bảo mà lại vừa tốt cho bé, mẹ nhé.

“Lạm dụng” máy xay sinh tố

Có nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói.

Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…

Nêm nếm thức ăn của trẻ

Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” và nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, bạn cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của bạn một chút. Nếu bạn nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]HmYuTbvCIQ[/mecloud]