Ai cũng nghĩ thịt vịt lành tính, nhưng 5 kiểu người này chớ dại đụng đũa kẻo “nhập viện”
( KHOEVADEP ) - Thịt vịt bổ dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vô cùng hấp dẫn, nhưng với người đang mắc bệnh dưới đây thì không nên ăn.
Thành phần dinh dưỡng của thịt vịt
Từ lâu mónthịt vịtđã trở thành món ăn quen thuộc với người dân nước ta. Đây không chỉ ngon miệng, thịt vịt cũng đem lại cho người ăn giá trị dinh dưỡng rất cao tốt cho sức khỏe con người. Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dương thì cứ trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng… Bên cạnh đó, trong thành phần của thịt vịt còn chứa thêm các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cực kỳ tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của con người.
Trong y học cổ truyền thì thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư... Theo ghi chép trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt…
Trong thời xa xưa ông cha ta đã coi thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư. Tuy nhiên, dù thịt vịt rất tốt và khá lành tính thì những nhóm người này cũng không nên ăn nhiều thịt vịt kẻo rước thêm bệnh.
Những người không nên ăn thịt vịt kẻo gây bệnh
Người có thể chất yếu, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Người dị ứng thịt vịt tuyệt đối không ăn: Một số người cơ thể khá đặc biệt bị dị ứng một số loại thực phẩm như lạc, hải sản, thịt gia cầm…. Với những người mắc bệnh dị ứng thịt gia cầm, cụ thể là thịt vịt thì không nên ăn bởi nếu bạn ăn vào sẽ dễ bị ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.
Những người đang bị cảm lạnh, tiêu chảy: Với những bệnh nhân đang bị hư hàn, cảm lạnh hoặc mắc chứng tào tháo đuổi.. thì tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút, nên khi ăn thịt vịt có hàm lượng mỡ cao nên nó sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa, khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Đặc biệt, với những người mắc cảm lạnh, sốt rét thì phương pháp tốt nhất nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng, nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.
Người bị béo phì, xơ cứng động mạch: Một kiểu người nữa cũng không nên ăn thịt vịt đó chính là kiểu người mắc bệnh béo phì thừa cân. Nguyên nhân là trong thịt vịt có chứa nhiều chất béo, hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bạn ăn vào thì bệnh càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, với những ai mắc chứng xơ cứng động mạch càng không nên ăn thịt vịt, kẻo chất béo trong thịt vịt sẽ khiến cho quá trình hình thành cục máu đông trở nên tồi tệ hơn, dễ gây đột quỵ.
Khỏe và đẹp
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua