Ăn bánh trung thu chứa phẩm màu độc hại thế nào?
Một mùa Trung thu nữa lại đến, thị trường bánh Trung thu lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ngoài các loại bánh được sản xuất truyền thống thì vài năm trở lại đây, bánh trung thu handmade lại nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Ưu điểm của những chiếc bánh Trung thu hoa nổi handmade là đa dạng về hình dáng, màu sắc, phong phú về mùi vị, giá thành phải chăng. Nhiều cửa hàng online sẵn sàng nhận làm bánh trung thu theo mọi yêu cầu của thực khách như bánh trung thu 12 con giáp, bánh trung thu hình hoa, quả… Tuy nhiên, vấn đề đất ra là liệu những chiếc bánh này có đảm bảo an toàn thực phẩm không.
Ưu điểm của những chiếc bánh Trung thu hoa nổi handmade là đa dạng về hình dáng, màu sắc, phong phú về mùi vị, giá thành phải chăng. Ảnh minh họa
heo thông tin trên tờ VietQ, không ít loại bánh trung thu hoa nổi bắt mắt đó được các thợ handmade sử dụng nguyên liệu màu nhuộm để trang trí… chứ không đơn thuần sử dụng nguyên liệu nhuộm màu thiên nhiên như trà xanh, cà rốt, củ dền... như các bà nội trợ làm cho gia đình ăn.
Nguồn nguyên liệu làm bánh Trung thu handmade hiện rất dồi dào. Tại chợ Đồng Xuân, bầy bán nhan nhản các nguyên liệu như bột làm vỏ bánh và làm nhân bánh như mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, hạt sen...Ngoài ra còn bán cả nước hương liệu như hoa bưởi, nước đường, màu nhuộm…
Các nguyên liệu được bảo quản trong túi nylon, được chủ hàng đánh dấu bằng mẩu giấy nhỏ. Giá mỗi kg bột làm vỏ bánh chỉ 30.000 đồng, các loại nguyên liệu khác cũng được bán với giá rẻ như lạp xưởng 80.000 đồng/kg, loại đắt thì hơn 100.000 đồng, mứt bí 35.000 đồng/kg,…
Nhiều người tiêu dùng cho rằng, loại bánh trung thu hoa nổi handmade độc đáo, màu sắc sặc sỡ có nguy cơ cao sử dụng phẩm màu.. Màu nhuộm tự nhiên không thể đẹp và đa dạng tới mức đó.
Phẩm màu chứa trong những chiếc bánh Trung thu có thể gây độc hại. Ảnh minh họa
>> Cách làm bánh Trung thu nướng nhân trà xanh cho Rằm tháng 8
Những loại màu công nghiệp với giá rẻ, không có nhãn mác, xuất xứ được bày bán tràn lan ở chợ. Đặc điểm của chúng là dễ sử dụng và không bao giờ bị hư hỏng. Phẩm màu loại này có độ bền màu cao, chỉ dùng lượng nhỏ đã cho màu đạt yêu cầu. Các nhà sản xuất,chế biến thức ăn hay dùng để tạo ra sản phẩm đẹp mắt, giá thành rẻ.
Tiến sĩ Phan Thế Đồng (Đại học Hoa Sen) cho biết, một số phẩm màu vẫn được phép sử dụng tại Việt Nam nhưng ở Mỹ và một số nước đã cấm sử dụng.
Phẩm màu Brilliant blue FCF (trong sữa, mứt, thạch, tương ớt, quả ngâm đường, rau củ đóng hộp, đóng chai…), erythrosine (thịt gia cầm qua chế biến, mứt, thạch, trái cây đóng hộp hoặc chai… Việc sử dụng phẩm màu tổng hợp trong thời gian dài, vượt mức cho phép rất có hại cho sức khỏe.
Làm thế nào để chắc chắn người bán hàng có sử dụng đúng lượng hóa chất cho phép đó hay có sử dụng loại hóa chất bị cấm nào khác nhằm tăng lợi nhuận vẫn luôn là vấn đề khiến các cơ quan chức năng đau đầu.
Phẩm màu hóa học được tổng hợp từ các sản phẩm dầu mỏ thông qua một quá trình dài với nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn sẽ để lại dư lượng nhỏ những chất dùng để tổng hợp lên nó. Một số chất trong đó bản thân đã có hại nên ngay cả màu dùng trong thực phẩm cũng có hại nếu chúng ta sử dụng lượng lớn. Ví dụ như chất màu Vàng 5, là một trong những chất độc gây ung thư. Người ta đã thử nghiệm trên chuột và đưa ra kết quả trên 50% gây ung thư thận và bàng quang. Ngoài việc gây ra ung thư khi đưa một lượng nhiều vào cơ thể chuột, người ta còn nhận thấy một số phẩm màu được phép còn: gây rối loạn thần kinh, làm trẻ em mất tập trung, gây kích thích dị ứng (rất nguy hiểm với những người bị hen). Chính vì vậy mà cộng đồng Châu Âu đã hạn chế việc sử dụng màu thực phẩm bằng quy định phải thông báo trên nhãn và cảnh báo nguy hiểm đối với trẻ em nếu sản phẩm có sử dụng phẩm màu.
Những phẩm màu dùng trong công nghiệp này cực kì độc, tuy ở hàm lượng nhỏ chưa gây tác hại cấp tính nhưng sẽ biểu hiện dần theo thời gian.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Thịnh, (Đại học Bách khoa Hà Nội), hiện nay một số phụ liệu được bán ở các khu chợ chất lượng không được kiểm soát, đây là điều đáng lo ngại.
Người tiêu dùng, không nên mua bánh trung thu handmade một cách tuỳ tiện. Khách hàng hiện nay cũng chỉ mua bánh ở những người thân thiết, chính họ cũng đã có những kinh nghiệm trong việc mua loại bánh trung thu dân gian này.
Ngoài ra, bánh trung thu handmade được làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Chính vì vậy, các công đoạn làm bánh sẽ khó có thể đảm bảo an toàn vệ sinh một cách toàn diện. Chưa kể các dụng cụ làm bánh được sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ mang nhiều mầm bệnh.
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, đừng chỉ vì ham giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn mà mua những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>> Đến đô thị Hà Nội để đón Trung thu sớm của thiếu nhi
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua