Dòng sự kiện:

Ăn hoa quả mùa thu và những điều cấm kỵ

15:00 07/10/2015
Sầu riêng, dưa hấu, quả hồng,… là những loại trái cây rất thích hợp để thưởng thức vào mùa thu. Tuy nhiên, bạn đã biết những điều cấm kỵ khi ăn những loại quả này chưa?

 

 

 

[mecloud]cFdgioldNH[/mecloud]

Phụ nữ có thai, người bị cao huyết, người có chỉ số đường huyết cao không nên ăn sầu riêng. Vì sầu riêng có hàm lượng đường cao và có tính nóng nên ăn quá nhiều sẽ không tốt, gây “nóng”, bứt rứt trong người, dễ sinh “nóng gan” gây mụn nhọt.


Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu vì dưa hấu có tính hàn sẽ càng làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh trong cơ thể, có thể dẫn đến sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…


Những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách không nên ăn xoài. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác. Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả.


Quả hồng chứa khá nhiều pectin và tanin, nếu ăn trong lúc đói sẽ kết tụ lại dưới tác dụng của axit dạ dày, lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi. Ăn hồng trong lúc uống rượu sẽ khiến chất tannin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất dính nhầy, sền sệt, dễ dàng kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, gây tắc ruột. Quả hồng và thức ăn có chất tanh (tôm, cua, ca) đều thuộc thực phẩm tính hàn, do đó không thể ăn cùng nhau.


Hạt và lõi của quả táo có chứa amygdalin - một loại hóa chất độc hại có thể biến thành chất độc hydrogen cyanide. Khi ăn phải, chúng có thể gây ra những vấn đề như đau đầu, co giật, buồn nôn, nôn mửa, loạn nhịp tim và huyết áp cao. Tin tốt là trừ khi bạn cố ý nhai hoặc làm vỡ ra lớp vỏ ngoài của các hạt này ra, còn thì rất khó có thể bị nhiễm độc. Và nếu không may nuốt phải, những hạt này cũng thường đi qua hệ thống bài tiết ra ngoài chứ không bị tiêu hóa.


Mít là loại trái cây giàu năng lượng, dễ gây ra tích tựu chất béo nếu không tiêu hóa hết. Do đó, những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn loại trái cây này.


Các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột. Chính vì vậy, nếu ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]SB2N84BHhq[/mecloud]