Ăn khoai lang theo 7 cách này gây hại sức khỏe đủ đường
Ăn khoai lang vào buổi tối
Ăn khoai lang vào buổi tối rất dễ gây trào ngược axit, đặc biệt là đối với những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, thì càng gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược dạ dày (Ảnh minh họa)
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn khoai lang là vào buổi sáng. Bạn có thể ăn kèm cùng sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ăn khoai lang khi đói
Hàm lượng đường có trong khoai lang rất nhiều, do đó bạn không nên ăn thực phẩm này khi đang đói bụng bởi chúng có thể làm tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men.
Ăn quá nhiều
Khoai lang rất tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên không vì thế mà bạn quá lạm dụng thực phẩm này, những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Ăn khoai sống
Ăn khoai sống có thể gây tình trạng buồn nôn, ợ hơi (Ảnh minh họa)
Ăn khoai sống cực kỳ gây hại cho sức khỏe. Bởi nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...
Ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, tuy nhiên ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể khiến cơ thể dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Ăn khoai để quá lâu
Nhiều người thường có thói quen mua nhiều khoai lang để lâu để ăn ngọt hơn. Khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.
Ăn khoai lang để quá lâu dễ gây đau bụng (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, việc ăn nhiều đường vào cơ thể cũng là một điều không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng.
Ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng là hai thực phẩm không nên ăn cùng với nhau. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn khoai lang và hồng cách nhau ít nhất khoảng 5h trở lên.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 6 món ăn khoái khẩu thường ngày của mẹ bầu đe dọa thai nhi
- Ăn khoai tây sai cách có thể gây ra nhiều bệnh
- Ăn khoai tây sai cách có thể gây ra nhiều bệnh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua