Ăn khoai tây trước khi mang thai tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ?
Tin liên quan
Khoai tây là một thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người Ấn Độ.
Khoai tây cung cấp nguồn năng lượng tức thời nhưng do chứa hàm lượng tinh bột cao nên có khả năng gây tăng cân và một số rối loạn chuyển hóa khác.
Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy, khoai tây có liên quan tới vấn đề tiểu đường trong thai kỳ của mẹ bầu. Tiểu đường là một biến chứng thường gặp khi mang thai và có ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho cả bé và mẹ.
Một công bố được đăng trên Tạp chí Y học của Anh cho rằng, mặc dù khoai tây rất giàu vitamin C, kali nhưng chúng có những tác động bất lợi về glucose.
Trước kia, khoai tây có khả năng kháng thuốc insulin cao, tăng nồng độ huyết tương glucose và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn uống có chỉ số glycemic cao làm tăng nồng độ glucose huyết tương và cũng làm tăng nồng độ HbA1c trong thai kỳ và do đó làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa việc tiêu thụ khoai tây và tiểu đường thai kỳ bằng cách quan sát dữ liệu từ nghiên cứu chăm sóc sức khỏe của các nữ y tá.
Theo đó, có 116.430 nữ y tá ở độ tuổi 24 - 44 được nghiên cứu trong các năm từ 1991 - 2001. Nghiên cứu cho thấy trong số 21.693 ca mang thai đơn, 4% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu, phụ nữ được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi trong đó ghi lại việc tiêu thụ khoai tây một năm trước khi mang thai của họ. Theo phiếu đánh giá, họ đã từng sử dụng khoai tây trước khi mang thai.
Khi câu trả lời của họ được kết hợp với hồ sơ y tế đã cho thấy rằng họ đã bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố như tuổi tác và tiền sử bệnh trong gia đình và thấy rằng ăn khoai tây chiên hoặc nướng có liên quan tới bệnh tiểu đường thai kỳ.
Vây, làm thế nào để không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ? Nên thay thế khoai tây bằng thực phẩm nào?
Các nhà nghiên cứu nói rằng, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu này cũng báo cáo rằng thay thế 2 phần ăn khoai tây/ tuần bằng một lượng các loại rau khác hoặc các loại đậu, các loại ngũ cốc có thể làm giảm 10% nguy cơ mắc bệnh.
Chi Chi (theo The Health Site)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua