Áp lực học tập đến mức tự tử: 'Con đã mua sẵn thuốc ngủ rồi'
Trầm cảm và chỉ muốn chết
Câu chuyện vừa nêu không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, vào năm 2016, T.T (HS lớp 11 chuyên Anh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định) cũng tự tử tại nhà. T. là HS giỏi với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ như: huy chương vàng Olympic 30.4, giải nhất cuộc thi tiếng Anh trên internet lớp 11, giải khuyến khích HS giỏi cấp quốc gia...
HS hiện nay phải đối diện với áp lực học hành nặng nề từ phía gia đình, nhà trường. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Một HS ở một trường THCS tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết ở trường em cách đây vài tháng cũng có chuyện tương tự. Một bạn học lớp bên cạnh bị điểm kém môn tiếng Anh. Tan học, mẹ HS này đến đón biết chuyện đã la rầy bạn ngay trước mặt bạn bè. Phẫn chí, nam sinh này đã quay ngược lại trong trường, nhảy từ lầu 2 xuống đất. May mắn không tử vong nhưng tàn phế!
T.X, cựu HS Trường THPT K. (TP.HCM) cho biết khoảng thời gian học lớp 9 đúng là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Áp lực thi cử lúc ấy rất ghê gớm. Mỗi lần ôn thi X. phải tự nhốt mình... trong nhà vệ sinh, dặn lòng quyết tâm phải học thuộc, giải hết các bài thi thử mới được ra khỏi nơi đó với áp lực phải vào được trường chuyên.
Ảnh: Đ.N.T
Chị H., một phụ huynh có con đang học THPT vẫn còn “rùng mình” khi kể lại câu chuyên của con. Chị nói: “Con mình giữa học kỳ 2 năm lớp 9 cũng bị trầm cảm, lúc đó bé bị rụng nhiều tóc, mình đưa đi trị bệnh rụng tóc nhưng không khỏi. Bé chuyển qua trầm cảm mà mình chủ quan không tin. May mắn con mình đọc rất nhiều sách về tâm lý, bé đề nghị mình đưa đi bác sĩ điều trị. Biểu hiện lúc đó là mất ngủ, học hành sa sút, muốn chết. Nhưng bé bảo lúc nào nghĩ đến cái chết là cảm thấy thương bố mẹ nên thôi. Trị liệu khoảng 3 tháng con trở lại bình thường không cần sự hỗ trợ của bác sĩ nữa. Học hành trở lại bình thường”.
“Con đã mua sẵn thuốc ngủ rồi”!
Một thạc sĩ phụ trách phòng tư vấn tâm lý tại trường phổ thông ở Q.3 TP.HCM, cho biết HS gặp áp lực học tập chủ yếu từ giáo viên và gia đình. Có giáo viên gây áp lực cho HS xuất phát từ quan điểm môn học của mình là quan trọng nên cho thật nhiều bài tập.
Trong khi các em phải học nhiều môn, giáo viên nào cũng như vậy khiến HS làm hết bài môn này thì lại thiếu môn kia dẫn đến bị la mắng, điểm kém, hình phạt… Rồi HS không dám chơi trong khi đó cũng không hứng thú học nên sức học cứ yếu dần, dẫn đến trầm cảm.
Thạc sĩ Phạm Thị Bích Phượng, giáo viên tâm lý Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.CM) kể, có lần bà vô cùng hoảng hốt vì được học trò tìm đến tâm sự: “Cô ơi, con đã mua sẵn thuốc ngủ rồi, nếu tối nay con mang phiếu báo điểm về mà mẹ la, con uống thuốc luôn. Chứ con chán lắm rồi”.
Rồi có khi, dù đang giờ học nhưng bà thấy học trò lang thang trong sân trường, vừa đi vừa khóc. Dỗ dành hết khóc thì trò tâm sự: “Con học không vô, mà ba mẹ cứ bắt đi học thêm hoài, nếu cứ ép nữa con chết cho coi”. Có những HS phản kháng bằng cách cố tình làm cha mẹ không hài lòng theo kiểu “trêu ngươi cho bỏ tức”.
Thạc sĩ Bích Phượng kể tiếp: “Có HS dù sức học khá giỏi, còn biết giáo viên dạy chỗ nào chưa chính xác nhưng vẫn chưa làm cha mẹ hài lòng. Học trò này đã phản ứng bằng cách cứ đến bài kiểm tra là cố tình làm sai để chỉ đạt 7 hoặc 8 điểm. Trong khi với sức học của mình, HS đó dư sức đứng tốp đầu của khối”.
Với kinh nghiệm phụ trách công tác tư vấn tâm lý học đường, thạc sĩ Bích Phượng cho rằng hầu hết HS gặp vấn đề về tâm lý vào những lớp đầu cấp, đặc biệt ở bậc THCS và THPT. Bởi đây là giai đoạn thay đổi môi trường học tập, chương trình, hình thức, phương pháp học cùng với sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi khiến các em dễ mất thăng bằng. Thạc sĩ Bích Phượng cũng cho hay, thực tế hiện nay HS bị áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ, gia đình ngày càng tăng. Do vậy, để trẻ thấy việc học là hạnh phúc thì cha mẹ phải thật tỉnh táo.
Ảnh: Shutterstock
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán và phát triển tinh thần Khơi Nguồn (TP.HCM), trong quá trình làm tham vấn tâm lý, ông đã gặp khá nhiều trường hợp HS than phiền về vấn đề áp lực học tập quá mức mà cha mẹ và giáo viên đặt ra. Từ đó, HS cảm thấy chán chường, rồi nói rằng: “sách vở là hung thủ, thầy cô là kẻ thù, trường học là nhà tù”.
Chuyên viên tâm lý Lư Kim Khánh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng cho biết, trong quá trình tư vấn, bà cũng gặp không ít trường hợp HS ta thán vì áp lực học tập. “Các em có những biểu hiện lo sợ. Hầu hết các em đều luôn trong tâm trạng căng thẳng và bức bối vì sự thúc ép từ phía phụ huynh, ảnh hưởng từ thành tích của bạn bè và sự so sánh của mọi người. Dần dần việc bị điểm thấp giống như một vết ố trong trang giấy trắng, khiến các em điên cuồng dùng mọi cách tẩy xoá, kể cả việc làm tổn thương bản thân”, bà Khánh nói.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Ảnh cậu bé làm bài trên xe buýt và bàn luận về áp lực học tập
- Học sinh lớp 9 tại TP.HCM nhảy lầu tự tử vì điểm kém?
- Vụ nữ giáo viên uống thuốc ngủ tự tử: người trong cuộc nói gì?
- Ba học sinh lớp 3 ăn lá ngón tự tử
- Sản phụ 26 tuổi tự tử vì gia đình từ chối cho đẻ mổ
- Từ chuyện thai phụ ôm hai con tự tử ở Nghệ An, nghĩ đến chuyện vợ chồng
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua