Bà mẹ chịu đau 33 tiếng sinh thai nhi dị tật để phục vụ nghiên cứu
Anh Eugene Wee, người Singapore, và vợ người Thái Lan Puu Kanokrat, đều 37 tuổi, đau đớn khi biết tin đứa bé mà chị Kanokrat mang trong bụng không thể sống sót sau khi chào đời do bất thường nhiễm sắc thể. Cặp vợ chồng kết hôn năm ngoái và hiện sống ở Thái Lan. Theo Asia One, Wee là người sáng lập của Radion International, một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận Cơ đốc giáo.
Anh Wee và vợ tại bệnh viện cách đây 3 tháng. Ảnh: Facebook.
Trong một bài viết đăng trên Facebook hôm 16/9, Wee lần đầu tiên chia sẻ về nỗi đau mất đi đứa con đầu lòng cách đây 3 tháng, khi thai nhi mới chỉ được 5 tháng.
"Con chúng tôi bị Trisomy 18, một tình trạng nhiễm sắc thể hiếm gặp, gây tổn thương tâm thần, đa dị tật và hầu như không có cơ hội sống", Wee nói, đồng thời cho hay tỷ lệ trẻ mắc phải tình trạng này là 1/6.000.
Nỗi đau của Kanokrat càng nhân lên khi các giáo sư tại Đại học Chiangmai đề nghị cô cho phép các sinh viên y khoa được chứng kiến quá trình siêu âm thai nhi.
"Suốt 4 tiếng liền, vợ tôi đã chấp nhận nằm dưới máy siêu âm để từng sinh viên có cơ hội quan sát kỹ nhất có thể. Đó là một điều không hề dễ dàng, bởi cô ấy phải nghe những sinh viên này trao đổi về phần não dị tật của con, về quả tim to bất thường, hay việc cái thai không có nội tạng và thiếu cánh tay...", anh Wee viết.
Quảng cáo
Sau khi quan sát siêu âm, khoa y của trường đại học tiếp tục đề nghị vợ chồng anh Wee được "giữ lại thai nhi để phục vụ cho việc nghiên cứu". Điều này đồng nghĩa với việc chị Kanokrat sẽ phải trải qua "nhiều tiếng chuyển dạ đau đớn" để sinh con.
"Nếu con tôi phải chết thì cũng không thể chết một cách vô ích", Wee giải thích về lý do vợ chồng anh đồng ý với đề nghị của các giáo sư trường Chiangmai.
Sau 33 tiếng chịu đau đớn, thai nhi được Kanokrat sinh ra trong im lặng và nhanh chóng được đưa đi bảo quản để phục vụ quá trình nghiên cứu.
Cuối bài viết, anh Wee chúc vợ sinh nhật vui vẻ, đồng thời gọi cô là "anh hùng" và là nguồn cảm hứng, động lực để anh "bắt tay vào một hành trình nhằm tạo ra sự khác biệt". Bài viết của Wee thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, bày tỏ sự ngưỡng mộ với sức mạnh và sự hy sinh của chị Kanokrat.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nguy cơ sinh con dị tật vì hít thở không khí ô nhiễm trước khi mang thai
- Bà mẹ sinh con dị tật không ngón tay vì vô tình làm việc này
- Giải mã loại thuốc khiến hơn 10.000 em bé mang dị tật
- Giải đáp bí ẩn viên thuốc khiến hàng ngàn trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh
- Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua