Dòng sự kiện:

Bài học ý nghĩa từ con nít mà người lớn nên học cho đời đẹp hơn

13:45 11/12/2017
Thầy cô dạy kiến thức cho trẻ con; còn trẻ con có thể dạy cho chúng ta biết những gì? Có rất nhiều điều hay về cuộc sống; những bài học ý nghĩa từ chính những đứa trẻ xung quanh; để học hỏi mà bạn chưa nhận ra thôi.

Mỗi ngày đều là một ngày mới

Những đứa trẻ thường rất mau quên; chúng không kéo phiền muộn của ngày hôm trước sang ngày hôm sau. Thay vào đó, chúng xem mỗi sáng thức dậy là một ngày mới; với niềm vui mới bạn bè mới, những cuộc phiêu lưu mới để khám phá và học hỏi.

Sáng tạo

Bài học ý nghĩa: Trẻ con vẫn thích đắm mình hàng giờ liền vào những trò chơi sáng tạo; như vẽ tranh, nặn đất sét, lắp lego, đắp lâu đài, bày đồ hàng bán quán… Chúng dành toàn bộ sự tập trung, chú ý vào đó và tỉ mẩn tới từng chi tiết; mặc kệ những ồn ào xung quanh.

Khi đã lớn, người ta dần quên đi cảm giác thích thú với những trò vui đó; đồng thời dễ bị ngoại cảnh tác động, mất tập trung và nặng suy nghĩ.

Khám phá những điều mới

Những đứa trẻ không ngại chơi một môn thể thao mới. Chúng sẵn sàng nhảy trên bạt; lặn dưới bể hay thậm chí là trượt băng, leo núi… Vậy mà quanh ta vẫn có không ít người chưa biết bơi vì sợ xuống nước; chưa đi nhiều nước vì ngại nói tiếng Anh. Chúng ta sợ những điều chúng ta chưa biết; và chấp nhận gắn liền với những thứ quen thuộc, an toàn đến nhàm chán.

Cười tươi mỗi ngày

Bài học ý nghĩa: Trẻ con luôn tìm thấy niềm vui từ mọi thứ quanh chúng. Một đứa trẻ sẽ nhận thấy những điều hài hước ngay cả khi đang ở nhà, trong công viên hay giữa trung tâm thương mại. Thế thì cớ sao khi lớn lên, người ta lại thay ý nghĩ hài hước ấy bằng những hoài nghi, lo sợ?

Khoe sẹo không sợ bị ghẹo

Khi một đứa trẻ bị thương tích, xây xát, mọi người sẽ đột nhiên chú ý và quan tâm nó nhiều hơn. Chúng cũng không ngại đưa vết sẹo của mình ra và kể chuyện mình té ngã thế nào cho người khác nghe. Trong khi đó, người lớn lại tìm mọi cách che giấu vết sẹo của mình, dù ngoài da hay trong lòng, vì nghĩ rằng vết thương chính là biểu hiện của sự yếu đuối. Sẹo, và cả nếp nhăn cũng vậy, chúng không phải là yếu đuối hay thất bại, mà là biểu tượng của sức mạnh, thành quả và sự trưởng thành.

Ta là siêu nhân

Bài học ý nghĩa: Khi con kể cho bạn nghe chuyện trường lớp hay về đội bóng khu phố, chúng luôn đóng vai người hùng. Mọi chuyện đều chỉ xoay quanh nhân vật chính là chúng. Khi đã trưởng thành, vì sợ mang tiếng kiêu căng, tự phụ mà đôi khi ta lại tự hạ thấp thành quả của bản thân xuống. Khi khiêm tốn trở thành một đức tính được hoan nghênh, người ta bắt đầu tự thuyết phục rằng họ chẳng có gì đặc biệt cả.

Thích là nhích

Một đứa trẻ có thể hát hò, nhảy múa bất cứ khi nào nó thích, chẳng sợ thất bại, chẳng ngại một ai. Bằng quyết tâm cao độ, nếu muốn làm gì đó, chúng luôn tin rằng chúng sẽ làm được, dẫu ai chế giễu cũng không màng.

Trân trọng những điều nhỏ

Trẻ thơ có thể ngồi hàng giờ chỉ để ngắm mây trời, máy bay, cánh diều, đàn chim… Nếu những điều bình thường như thế có thể đem đến cho chúng cảm hứng để quan sát, thì cuộc đời cũng sẽ đẹp hơn biết bao khi chúng ta bằng lòng với những gì đã có, tìm vui từ những thứ giản dị quanh mình.

Nuôi dưỡng tình bạn

Trẻ con cảm nhận niềm vui thật sự khi chơi cùng bạn bè và rất thích kết bạn mới. Chúng có thể thoải mái tham gia đội kịch của trường, đi dự tiệc sinh nhật, sang lớp khác làm quen… Khi còn nhỏ, ai cũng thích ra ngoài và kết bạn. Thế mà lớn lên, người ta lại lặng lẽ bấm nút unfriend nhau sau chiếc màn hình vô tri vô giác.

Tiếp thị Gia đình