Bài thuốc chữa bách bệnh từ 10 loại quả quen thuộc
1. Chuối tiêu
- Cao huyết áp: Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1-2 quả, liền trong 2 tháng.
- Loét dạ dày: Chuối xanh sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 gam.
- Ngứa da: Sắc vỏ chuối lấy nước rửa.
- Bỏng da: Dùng dầu chuối bôi, ngày 1-3 lần.
- Táo bón: Quả chuối 250 gam, ăn trước khi ngủ.
- Mụn nhọt: Lá chuối tiêu tươi giã nát, vắt lấy nước bôi.
- Nứt nẻ da chân tay: Chuối tiêu 1 quả, chuối nhừ càng tốt, sấy nóng. Mỗi buổi tối rửa tay chân bằng nước ấm, xoa chuối vào chỗ đau, dùng liên tục sẽ khỏi.
2. Quả quất
- Chữa viêm họng, ho khan hay ho gió: Lấy một quả quất, thêm một tí muối, nhai ngậm.
- Chữa ho đờm: Lấy quả quất xanh hay chín để ngậm.
- Ho lâu ngày: Lấy quả quất khía 4 cạnh, moi bỏ hạt, ép bớt nước, cho thêm đường phèn vào chưng lên để ăn. Dùng đường cát làm mứt quất cũng được.
- Chữa nôn mửa, ăn không tiêu hoặc ho khạc ra đờm xanh: Vỏ quất 12 g, gừng tươi 8 g, củ chóc (ngâm với gừng, sao lên) 8 g, sắc uống.
- Chữa cảm (gai lạnh, nóng rét): Lá quất 30 g, lá hồng bì 20 g, sắc lên, uống lúc còn nóng để cho ra mồ hôi.
3. Quả lê
- Ho khan do phế nhiệt: Lê vài quả bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào trong, hấp cách thủy đến khi tan đường thì ăn; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho.
- Ho nhiều đờm lẫn máu: Lấy 1,5 kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2-3 thìa con hòa nước sôi uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm.
- Ợ hơi: Lê 1 quả, đinh hương 15 hạt, đem bỏ hạt lê, cho đinh hương vào trong, bọc 4-5 lần giấy ướt, om nhừ để ăn.
- Viêm khí quản: Lê 2 quả, bột xuyên bối 10 gam, đường phèn 30 gam. Bỏ hạt lê, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, hấp ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và tối.
- Đau mắt sưng đỏ: Ngâm hoàng liên vào nước lê ép, nhỏ vào mắt ngày vài lần.
- Tiêu đờm, thông đại tiện: Dùng nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen khuấy đều, uống nguội hoặc đun nóng.
- Chữa hôi miệng: Trước khi ngủ ăn 2 quả lê.
- Trẻ em bị phong nhiệt, chán ăn: Lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn.
4. Quả quýt
- Chữa cảm mạo: Vỏ quýt tươi 30 gam, phòng phong 15 gam, đổ 3 cốc nước, sắc lấy 2 cốc, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 cốc, sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại.
- Chữa nôn mửa: Vỏ quýt 10 gam, lá tỳ bà 15 gam, bọc vải, sắc nước uống.
- Viêm tuyến sữa: Hạt quýt tươi 30 gam, cho ít rượu, rang khô, đổ nước sắc uống.
- Ho nhiều đờm: Cát hồng (một loại vỏ quýt chế) 10 gam, bột xuyên bối 3 gam, lá tỳ bà chế 15 gam, sắc uống.
- Sa nang, sưng tinh hoàn: Hạt quýt, tiểu hồi hương lượng bằng nhau, rang vàng, tán bột, mỗi ngày uống 3-6 gam với rượu ấm.
- Đau lạnh bụng: Trần bì 6 gam, ô dược 3 gam, gừng 3 gam, sắc uống.
- Kém ăn: Trần bì 6 gam, tiêu tam tiên 6 gam, kê nội kim (màng mề gà) 6 gam, sắc uống.
- Đau chướng mạng sườn: Xơ quýt (cát lạc) 10 gam, vỏ quýt xanh 10 gam, hương phụ 10 gam, sắc uống.
5. Quả dứa
- Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30 gam sắc uống.
- Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
- Viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè.
- Rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
- Viêm phế quản: Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ bà 30 gam, sắc uống.
6. Quả dưa hấu
- Viêm thận: Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh mỗi thứ 60 gam, sắc uống.
- Phù thũng: Vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, đậu đỏ, phục linh, mỗi loại 30 gam, sắc uống.
- Cao huyết áp: Vỏ dưa hấu 30 gam, vỏ bí đao 30 gam, ngưu tất 15 gam, sắc uống.
- Cảm nóng: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.
- Đau họng: Xịt kem dưa hấu vào chỗ họng đau.
- Giải rượu: Nước ép dưa hấu một cốc to, uống vài lần.
- Đái tháo đường: Vỏ dưa hấu 60 gam, cẩu kỷ tử 15 gam, thiên hoa phiến 12 gam, ô mai 10 gam, sắc uống.
- Kiết lỵ ra máu: Nước ép dưa hấu 1 cốc, hòa đường đỏ, ngày uống 3 lần.
- Lở loét miệng: Dùng kem dưa hấu bôi.
- Chữa bỏng: Vỏ dưa hấu sấy khô, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi.
7. Quả dừa
- Tâm tỳ hư: Cùi dừa 100 gam, cùi nhãn 50 gam, gạo nếp 150 gam, nấu cháo ăn.
- Viêm thận phù nề: Nước dứa, nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi loại 30 gam, trộn đều uống.
- Nôn mửa: Nước dừa 2 chén nhỏ, rượu nho 1 chén nhỏ, thêm 10 giọt nước gừng, trộn đều uống.
- Tẩy giun đũa: Nước dừa, cùi dừa mỗi loại 50 gam, ô mai 15 gam, vỏ lựu, rễ lựu 10 gam, sắc uống.
- Đau gân cốt: Vỏ dừa, cùi vỏ quýt, hương phụ, rễ đào mỗi thứ 20 gam, sắc uống.
- Nẻ da do lạnh: Dầu dừa vừa đủ, vỏ qủa hồng 50 gam, đốt toàn tính, nghiền thành bột, trộn đều để bôi.
- Viêm da lở ngứa: Dầu dừa vừa đủ, hạnh nhân vừa đủ giã nát, trộn đều để bôi.
- Hắc lào, nấm tổ đỉa chân: Lá đào tươi giã nát vắt lấy nước, dầu dừa vừa đủ, trộn đều để bôi.
8. Quả dâu
- Mất ngủ: Qủa dâu tươi 60 gam, hoặc qủa dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều.
- Táo bón do huyết hư: Qủa dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam.
- Bạc tón sớm: Qủa dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam.
- Viêm khớp: Dâu qủa 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
- Ho lâu ngày do phế hư: Qủa dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
- Chữa say rượu: Qủa dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.
9. Quả đu đủ
- Viêm dạ dày: Đu đủ 30 gam, táo tây 30 gam, mía 30 gam, sắc uống.
- Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng – chiều).
- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 gam, ngưu tất 15 gam, hoàng kỳ 10 gam, đỗ tương 15 gam, câu kỳ tử 10 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 gam, đường phèn 20-30 gam, hầm ăn.
- Mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp.
10. Quả nho
- Tiểu tiện ra máu: Rễ nho, đường trắng mỗi loại 15 gam, sắc uống.
- Viêm dạ dày mạn tính: Rượu vang nho mỗi ngày uống 15 ml, chia 2-3 lần.
- Chán ăn: Nho khô mỗi lần dùng 9 gam, nhai ăn trước bữa cơm, ngày 3 lần.
- Chữa nôn: Nước nho 1 chén nhỏ, thêm ít gừng, khuấy đều uống.
- Trừ phiền, giảm khát: Nước nho, nước ngó sen lượng bằng nhau, hòa đều uống.
- Cao huyết áp: Nước nho, nước rau cần mỗi thứ một chén nhỏ, hòa nước sôi uống, mỗi ngày 2 lần.
- Phù thũng khi có thai: Rễ nho 30 gam, sắc uống.
- Mỡ máu cao: Lá nho, sơn tra, hà thủ ô mỗi loại 10 gam, sắc uống.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua