Bạn có chắc ngủ bù cuối tuần có lợi cho sức khỏe?
Ngủ nghỉ không có thời gian biểu cố định sẽ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn đã khó ngủ lại càng mệt hơn khi tỉnh giấc.
8 giờ cho mỗi đêm
Theo tiến sĩ Michael Decker, hiện là giảng viên Đại học bang Georgia: “Một số người ngủ nhiều, số khác lại ngủ ít hơn, nhu cầu ngủ của mỗi người phụ thuộc vào các gen xác định”.
Trên thực tế, một giấc ngủ đạt tiêu chuẩn là chúng ta thiếp ngủ ngay sau khi chạm gối 15 phút. Một số người cho rằng, không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày, vì ngủ ít hơn nhưng cơ thể vẫn hoạt động bình thường và năng suất công việc cao. Tuy nhiên, bạn kéo dài tình trạng thiếu ngủ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ cao, tiểu đường, loãng xương, đau tim…
Tránh ngủ bù
Trong một tuần làm việc, chỉ có hai ngày nghỉ cuối tuần mới có thể làm cho bạn tranh thủ ngủ bù nhất. Nhiều người ngủ đến trưa hoặc chiều tối mới dậy. Sự thật là ngủ như vậy chỉ thêm mệt mà thôi. Nhịp đồng hồ sinh học của bạn đã quen với nhịp sống trong tuần, bạn chỉ có thể ngủ thêm 2 tiếng cho cuối tuần không được nhiều hơn.
“Những người ngủ quá nhiều cũng có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe”, đó là lời khẳng định của Tiến sĩ Michael A. Grandner, hiện là giảng viên tâm thần học tại Đại học Pennsylvania. Béo phì, tiểu đường, đau đầu, đau lưng, trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn cả là chứng ngưng thở trong khi đang ngủ.
Ngủ, dậy thất thường
Việc ngủ nghỉ không có thời gian biểu cố định đã vô tình phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn đã khó ngủ lại càng mệt hơn khi tỉnh giấc.
Để cải thiện tình trạng này, dù bạn có ngủ muộn đến mấy vẫn nên dậy sớm vào một khung giờ cố định. Vì thời điểm thức giấc buổi sáng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp đồng hồ sinh học. Hơn nữa, bạn cũng nên dậy sớm để đón ánh nắng mặt trời khi nó vẫn chưa bị chói lóa (mùa hè khoảng trước 7 giờ, mùa đông trước 8 giờ). Bởi lúc này, ánh sáng mặt trời chứa rất nhiều quang phổ màu xanh, có tác dụng điều chỉnh sự rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể ^^.
Gối đầu quá cao
Từ góc độc sinh lí, gối ngủ cao từ 8 -12cm là thích hợp nhất. Gối quá thấp dễ gây đau cổ, hoặc lượng máu lên não quá nhiều, làm mí mắt "sưng vù" vào sáng hôm sau; gối quá cao, sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, dễ ho, thời gian dài dễ mắc bệnh về cổ, gù lưng.
Ngủ gối tay
Khi ngủ hai tay đặt dưới đầu làm gối, ngoài việc ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn máu, gây tê nhức tay, nó còn dễ tạo áp lực phần bụng, lâu dần gây trào ngược thực quản.
Ngủ hướng gió
Khi ngủ, năng lực thích ứng với sự thay đổi môi trường xung quanh của cơ thể là rất thấp, dễ bị cảm lạnh. Bởi vậy chỗ ngủ của bạn cần tránh gió, cách xa cửa sổ, không để điều hòa thốc thẳng vào người.
Ngủ ngồi
Một số bạn sau khi ăn no thường ngồi trên ghế sofa, bật tivi xem rồi uống trà, cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, có thể vì công việc, học tập mệt quá, nên không ít bạn xem tivi rồi ngồi ngủ luôn. Đây là mối nguy cơ tiềm ẩn lớn thứ hai khiến bạn càng ngủ càng mệt! Vì ngủ ngồi sẽ khiến nhịp tim giảm, huyết quản mở rộng, máu chảy đến các cơ quan nội tạng cũng ít. Cộng với việc dạ dày tiêu hóa cần được cung cấp lượng máu lớn để hấp thụ chuyển hóa thức ăn, từ đó làm tăng thêm tình trạng thiếu oxy lên não, gây chóng mặt, ù tai khi thức giấc.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua