Bạn có mắc phải 6 sai lầm khi sử dụng dầu ăn?
1. Trao niềm tin tuyệt đối cho nhà sản xuất
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các loại dầu thực vật không hề chứa cholesterol mà chứng chỉ lại rơi vào những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Do đó, nếu trên bao bì có ghi dòng chữ “hoàn toàn không chứa cholesterol” thì chớ vội tin, vì đây chỉ là một chiêu trò quảng cáo sản phẩm của nhà sản xuất mà thôi.
2. Nhầm lẫn khi sử dụng quá nhiều nhãn hàng dầu ăn
Đa số các bà mẹ đều có thói quen “đa dạng hóa” dầu ăn bằng cách thay đổi nhiều nhãn hàng khác nhau. Tuy nhiên, dù tên sản phẩm khác nhau nhưng đều chứa cùng các thành phần acid béo như nhau. Trên thực tế, tất cả loại dầu ăn dù được làm từ đậu nành, đậu phộng hay bất kỳ loại đậu nào khác đều tương đối giống nhau về thành phần cấu tạo.
Do đó, nếu muốn thay đổi dầu ăn các mẹ nên chú ý chọn mua những loại dầu có thành phần acid béo khác nhau để tránh trùng lặp.
Nên chọn các loại dầu ăn có axit béo khác nhau. Ảnh: Internet
3. Dầu có màu sắc nhạt, trong là sản phẩm chất lượng
Đa số các bà nội trợ khi mua sắm, đều cho rằng dầu càng đậm càng hôi càng kém chất lượng nhưng thực chất màu sắc của sản phẩm được quyết đinh bởi nhiều yêu tố, có thể là do công thức chế biến, mức độ tinh luyện hay nguyên liệu sản xuất. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, dầu càng tinh luyện có màu càng nhạt và trong nhưng theo đó nhiều thành phần dinh dưỡng nguyên thủy cũng bị lấy đi.
Do đó, việc đánh giá chất lượng của dầu khi chỉ nhìn vào màu sắc là chủ quan và không có cơ sở.
4. Sử dụng một loại dầu duy nhất
Tuy có thành phần giống nhau nhưng thực tế mỗi nhà sản xuất lại cho ra dầu ăn có giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Do đó, đối với những món chiên hay rán, các bà nội trợ nên chọn những loại dầu có sức chịu nhiệt cao như dầu cọ, dầu dừa hay các loại mỡ như: bò, lợn,...
Hiển nhiên, đối với những món xào đơn giản, chỉ cần những loại dầu có khả năng chịu nhiệt nhẹ hơn như dầu làm từ đậu phộng, cám gạo, ô liu hay đậu nành. Và còn các món trộn hay nấu, khử hành,... các bà nội trợ chỉ cần một loại dầu có độ chịu nhiệt kém như dầu đay, dầu tía tô, dầu ô liu nguyên chất,...
5. Tiếc dầu thừa nên không bỏ đi
Đa số bà nội trợ đều rất tiếc khi phải bỏ dầu thừa đi nhưng lại không biết đây là cách tiết kiệm gây hại cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, khi được chế biến và tiếp xúc với nhiệt độ cao dầu ăn sản sinh ra một hóa chất có tên là transfat - một chất có thể gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Do đó, nếu muốn sử dụng lại dầu thừa, tốt nhất các bà nội trợ chỉ nên tận dầu đã qua chế biến lần đầu cho các món salad trộn hoặc để ướp cá thịt. Bạn cần tránh để dầu thừa tiếp xúc với nhiệt độ cao lần nữa.
Tuyệt đối không sử dụng lại dầu ăn thừa. Ảnh: Internet
6. Có phải dầu ôliu chỉ dùng để xào nấu
Khi nhắc đến dầu ôliu chị em thường sẽ nghĩ ngay đến làm đẹp, vì đây là loại dầu chưa qua quá trình tinh luyện hoàn toàn, chỉ thuần được chắt lọc từ nước ép của quả ôliu nên mang lại mùi thơm dịu nhẹ, giàu chất kháng khuẩn và hiệu quả chống ôxy hóa cao. Cũng vì vậy, chị em không nên dùng dầu ôliu trong xào nấu vì dễ làm mất đi hàm lượng phenol. Do đó, để bảo toàn được lượng phenol có trong dầu ôliu chị em có thể kết hợp nó với các món salad và rau trộn sẽ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những điều cần biết khi dùng dầu ăn
- 8 nguyên tắc mẹ nào cũng phải ghi nhớ khi trẻ bắt đầu ăn dặm
- Phản ứng của trẻ em Mỹ khi lần đầu ăn thử món ăn Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua