Dòng sự kiện:

Bạn đã biết công dụng chữa bệnh thần kì từ nhựa sung?

16:00 01/11/2015
Nhựa sung là một vị thuốc rất quý bởi nó rất sẵn trong đời sống nhưng công hiệu chữa bệnh rất rõ ràng.

 

 

 

[mecloud]bGYgbvIHTA[/mecloud]

Sung là loại cây to không có rễ phụ. Lá hình mũi giáo, đầu lá nhọn, phía cuống hơi tròn. Khi lá còn non cả 2 mặt đều phủ lông. Khi già, lá trông cứng phiến lá nguyên hoặc hơi có răng thưa, dài 8 - 20cm, rộng 4 - 8cm.

Quả sung thuộc loại quả giả do đế hoa tự tạo thành. Quả giả mọc từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình lê, mặt quả phủ lông mịn, cuống rất ngắn.

Trong dân gian, lá sung non thường dùng để ăn kèm với những món cần vị chát như nem, chạo, quả sung cũng dùng để ăn.

Có một điều ít người biết là người dân xưa thường dùng để nhựa sung để làm thuốc. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y học cổ truyền, nhựa sung là một vị thuốc rất quý bởi nó rất sẵn trong đời sống nhưng công hiệu chữa bệnh rất rõ ràng.

Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố GS, TS Đỗ Tất Lợi có ghi lại công dụng của nhựa sung là để chữa các bệnh nhức đầu và bệnh ngoài da như chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu.

Cụ thể, các bài thuốc chữa bệnh từ nhựa sung như sau:

Chữa mụn nhọt bắp chuối, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Nhựa sung hứng độ 1 chén hay hơn, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi nhiều lần 1 lúc.

Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu vỡ mủ rồi thì đắp để hở 1 chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp lên trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Vết xây xát do ngã: Khi ngã bị xây xát, đắp thuốc phải chữa chỗ xây xát mà chỉ đắp nơi sưng đỏ hoặc tím. Thường chỉ 2 - 3 ngày là thấy kết quả.

Chữa nhức đầu: Nhựa sung phết lên giấy bản, dán vào 2 bên thái dương. Có trường hợp người ta dùng trong chữa tê pệt.

Có khi dùng phối hợp bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa sung với pều 5ml hóa với nước lã đun sôi để nguội trước khi đi ngủ.

Chữa hen: Nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ.

Trên Báo Sức khỏe & Đời sống, thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh bằng quả sung như sau:

Chữa viêm họng:

Cách 1: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng.

Cách 2: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Chữa ho khan không có đờm

Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g với nước ấm.

Chữa tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá

Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

Chữa táo bón

Cách 1: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.

Cách 2: Sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả.

Cách 3: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Chữa sa đì

Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

Sản phụ thiếu sữa

Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

Viêm khớp

Cách 1: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn.

Cách 2: Sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Chữa mụn nhọt, lở loét

Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá sung:

Thủy đậu

Dùng lá sung tươi 100 - 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần.

Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm.

Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo.

Chữa zona

Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.

Chữa mụn cơm (mụn cóc)

Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần.

Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.

Mụn có ngòi

Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]bJgaUD7oga[/mecloud]