Bạn nên tạm dừng uống nước khi nào để tốt cho sức khỏe?
Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nước giúp thanh lọc cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn và đốt cháy calo… Tuy nhiên, nước tốt nhất nên được tiêu thụ trong thời gian nhất định trong ngày để tăng cường sức khỏe vì vậy có những thời điểm bạn không nên uống nước.
Chẳng hạn như uống nước thời điểm thích hợp sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa nhưng uống nước trong bữa ăn lại không tốt. Bởi nó làm loãng các enzyme tiêu hóa và axit trong dạ dày, gây khó khăn hơn trong việc tiêu hóa thức ăn.
Khi cơ thể vận động mạnh
Nếu uống nhiều nước khi cơ thể vận động mạnh có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Khi lượng muối tự nhiên trong cơ thể bị pha loãng, cơ thể sẽ bị thiếu natri trầm trọng, một tình trạng được gọi là hạ natri máu. Ví dụ, các vận động viên thể lực uống quá nhiều nước trong suốt quá trình chạy marathon dẫn đến tế bào tích nước có thể gây buồn nôn, nôn mửa, động kinh và thậm chí tử vong.
Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, và các thuốc giảm đau có thể gây ra chứng hạ natri huyết do gây ra những vấn đề với gan, thận, tim hoặc tuyến yên.
Đi tiểu nhiều, nước tiểu trong
Làm thế nào để biết bạn đã uống đủ nước? Hãy quên đi nguyên tắc 8 ly nước một ngày và thay vào đó hãy theo dõi số lần bạn đi vệ sinh trong ngày. Nếu uống quá nhiều nước, bạn đã đạt đến trạng thái hydrat hóa tối ưu. Ngoài ra, bạn cần theo dõi màu sắc của nước tiểu để biết lượng nước nạp vào cơ thể. Màu vàng đậm hơn có thể là dấu hiệu cho thấy cần phải uống đủ nước. Tuy nhiên, nếu thấy nước tiểu trong, không có màu thì có thể bạn nên cắt giảm lượng nước uống.
Khi ăn quá nhiều
Một trong những cách đơn giản nhất để giảm bớt lượng calo trong khi ăn là uống một ly nước trước bữa ăn và bạn sẽ ăn một ít hơn vì chất lỏng đó đã chiếm không gian trong bụng. Nhưng vì lý do này mà bạn cũng uống quá nhiều nước trước hoặc trong một bữa ăn lớn có thể gây khó chịu, đầy bụng.
Sau khi tập luyện căng thẳng
Trong quá trình tập luyện, cơ thể chúng ta mất chất điện giải như kali và natri thông qua mồ hôi. Nếu ra nhiều mồ hôi, bạn sẽ cần phải thay thế những chất dinh dưỡng quan trọng có chứa kali, magiê, natri và vitamin C như nước dừa, chứ không chỉ là nước khoáng thông thường và nước uống thể thao có đường.
Khi uống nước có hương vị ưa thích
Chúng ta thường có xu hướng uống nhiều nước hơn khi nước có hương vị ưa thích. Nhưng nước có hương vị thường có chứa chất làm ngọt và những chất này có liên quan đến sự gia tăng cảm giác đói và thậm chí tăng cân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những loại nước này có hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, để tăng hương vị cho nước, bạn có thể thêm vào lát chanh, dưa leo, dưa hấu, dâu tây, hoặc thậm chí các loại thảo mộc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Uống nước này mỗi sáng, cả đời không lo mắc bệnh ung thư
- Trào lưu uống nước detox ở quán, chỉ từ 15k/ly
- Phụ nữ mang thai có nên uống nước me không?
- Khi nào nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua