Dòng sự kiện:

Bao lâu thì cần phải thay dụng cụ trong nhà bếp?

22:24 18/09/2015
Thông thường, các bà nội trợ sử dụng vật dụng trong nhà bếp tới lúc nó cũ hỏng mới đem bỏ. Tuy nhiên, không nên như thế, vật dụng gì cũng có hạn sử dụng riêng của nó.

 

 

 

1. Chảo chống dính - từ 2 đến 3 năm

Xoong chảo chống dính ngày càng được dùng phổ biến trong nhà bếp của các gia đình. Nhưng một khuyến cáo mới được đưa ra gần đây rằng: Sử dụng lâu ngày xoong chảo chống dính có thể gây ngộ độc đặc biệt là loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Với loại chảo chống dính giả, lớp chống dính thực chất chỉ là một lớp sơn chịu nhiệt.

Lớp chống dính thật của chảo rất quan trọng, nếu chẳng may bạn làm xước vì rửa bằng cọ sắt hay quẹt dao, thìa vào bề mặt thì chúng sẽ không còn tác dụng chống dính nữa và cũng dễ sản sinh ra nhiều độc tố. Sau khoảng 2-3 năm thì nên mua một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn.

2. Thìa gỗ - 5 năm

Theo chuyên gia về siêu vi của bệnh viện Barts và London John Oxford, gỗ là chất liệu xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti hơn so với nhựa hay kim loại và vì thế nó càng dễ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho vi trùng và nấm mống hơn.

Đặc biệt, khi các vi khuẩn “thịnh hành” trong bếp như E.coli (thường tìm thấy trong thịt sống hay ở những trẻ có thói quen vệ sinh kém) nhiễm vào thìa gỗ thì có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.

Đừng cho thìa gỗ vào trong máy rửa bát vì nó có thể bị gãy và lây lan vi khuẩn cho các đồ dùng khác. Thay vào đó, hãy ngâm nó trong nước kháng khuẩn khoảng nửa tiếng và rồi rửa với nước sôi.

Thời điểm nên thay mới: Sau 5 năm nhưng có thể sớm hơn nếu nó bị gãy hoặc bất kỳ phần nào của đồ vật bị xơ, mềm hay mủn ra. Vì đó chính là nơi lý tưởng cho những ổ vi khuẩn đáng sợ sinh sôi.

3. Dao - 2 năm


Nếu bạn có hòn đá mài để mài mỗi tuần thì tuổi thọ của dao sẽ tăng đáng kể. Còn nếu khi dao bị mẻ hay rỉ sét thì nên bỏ đi là vừa.

[mecloud]tZuKWxveIf[/mecloud]

4. Thớt nhựa - 3 năm

Một chiếc thớt nhựa tại nhà trung bình chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn ghế nhà tắm gấp 50 lần.

Để làm sạch, cần xịt chất kháng khuẩn, rửa thớt với nước sôi. Có thớt dùng thái thịt sống và thớt thái thịt chín, rau quả riêng để ngăn ngừa khuẩn E.coli lan sang các món sa lát hay hoa quả.

Nếu thớt bắt đầu có nhiều vết cắt thì đó là lúc cần phải thay mới vì các vết cắt trên thớt chính là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn.

Các chuyên gia cho biết các vi khuẩn sống trong các loại vải có thể kích thích gây bệnh tim, dị ứng và đột quỵ.

Thời điểm nên thay mới: 3 năm.

5. Máy xay sinh tố - khi bị rơi hoặc nhúng vào nước


Theo các nhà sản xuất thì máy xay sinh tố sẽ hỏng khi bị va đập hoặc bị nhúng trong nước. Tuy nhiên nếu bạn vẫn thấy chúng có thể dùng tiếp thì chẳng tội gì phải mua mới cả. Sau khoảng một thời gian sử dụng, lưỡi dao có bị cùn đi thì chỉ cần mua lưỡi dao mới để thay thế thôi.

6. Khăn bếp – 1 tháng

Những miếng xốp, mút với nhiều lỗ rỗng tự nhiên và ở trong môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành “tổ ấm” của vi khuẩn. Cứ mỗi 8 tiếng, 1 vi khuẩn có thể nhân lên thành 4 triệu con, tăng nhanh gấp 200 lần so với điều kiện trong thí nghiệm.

Nghiên cứu của ĐH Arizona cho thấy hầu hết những miếng mút trong bếp đều chứa 1 lượng lớn vi khuẩn E.coli và salmonella. Các miếng mút này cũng là ổ lây lan thuận tiện cho các đồ vật, bề mặt khác. Vì thế nên tách biệt “nhiệm vụ” cho từng khăn bếp như khăn lau bàn, khăn rửa bát…

Giặt khăn ở nhiệt độ ít nhất là 90oC và dùng các chất tẩy mạnh để làm sạch vi khuẩn. Một trong những cách diệt khuẩn hiệu quả nhất là cho khăn bếp vào lò vi sóng.

Nghiên cứu của ĐH Florida cho thấy 2 phút quay trong lò vi sóng sẽ giết hoặc làm ngưng hoạt động của hơn 99% vi khuẩn có trong khăn. Chính sức nóng chứ không phải sóng của lò vi sóng đã diệt vi khuẩn. Và hiệu quả của lò vi sóng sẽ tốt nhất khi khăn được làm ướt trước khi cho vào lò.

Thời điểm nên thay mới: Mỗi tháng hoặc dùng giấy hay khăn dùng 1 lần.

7. Cán trộn bột - 2 năm


Hai năm hoặc khi chúng bị vết trầy xước sâu, sứt mẻ, chuyển màu là lúc bạn cần thay ngay cán trộn bột mới cho những mẻ bánh tiếp theo của mình.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem thêm video: [mecloud]hqFq2gMaIc[/mecloud]