Bật mí cách lựa chọn các loại hạt để ăn Tết
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích, hạt được nhuộm màu đỏ bằng nguyên liệu tự nhiên. Bây giờ ngày Tết, nhiều người ăn hạt bí, hạt dẻ cười, hạt dướng dương và phải có đĩa hạt dưa mời khách. Nhưng bây giờ, cả chủ lẫn khách không nên ăn hạt dưa nữa.
PGS. Thịnh dẫn chứng, đối với hạt dưa trước kia, họ luộc hạt dưa bằng hoa yên cho màu đẹp nên ăn không độc hại. Tuy nhiên, bây giờ người bán dùng nhiều màu hóa học để nhuộm hạt dưa. Những chất này khi ăn dính vào môi làm môi bị hỏng.
Các loại hạt dưa màu sắc sắc bắt mắt được nhiều người lựa chọn để tiếp khách nhưng không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, ngày thường người ta thu hoạch hạt dưa để trong thời gian dài nên nhiều người dùng hóa chất bảo quản. Đó là chưa kể, các hạt dưa có khả năng bị mốc và nhiễm độc tố do có hàm lượng chất béo cao. Hơn nữa, những hạt này cũng rất nhiều bụi, bụi vào miệng rất độc hại.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho rằng, khi chọn hạt dưa, chị em không nên chọn loại hạt quá đỏ vì nhìn bằng mắt thường thì hạt dưa màu tự nhiên không đỏ. Hơn nữa, khi cắn thử, nếu nhuộm phẩm màu thì sẽ nhoe nhoét màu ra quanh miệng. Những hạt dưa không đảm bảo sẽ có màu rất đẹp, bóng, còn hạt dưa thông thường sẽ không như thế.
“Kinh nghiệm chọn hạt dưa của tôi là không chọn những thứ tẩm sặc sỡ quá. Chúng ta có thể thay thế bằng hạt bí, hạt bí vàng đẹp và ăn béo ngậy hơn. Và để tránh chọn phải những hạt dưa tẩm thì cũng khó, bản thân tôi cũng ít khi ăn”, bác sĩ Hải chia sẻ.
Cách chọn hạt dưa an toàn Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ dính vào tay và da khi sử dụng. Hạt dưa có hóa chất thường có mùi dầu hôi, khét, vị đắng khác lạ. Khi mua hạt dưa, bạn nên chọn mua của nhà sản xuất có uy tín.
Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế hướng dẫn, khi chọn hạt dưa, có thể phân biệt hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp (dùng trong nhuộm vải sợi...) thường có màu sáng bóng, không bị phai, kể cả khi tiếp xúc với nước. Còn hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu đỏ nâu tự nhiên, không quá đậm, không sáng bóng, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ dính vào tay và da khi sử dụng. Khi để ẩm sẽ dính màu vào vải bông, vải lụa.
Khi thấy hạt dưa có màu lạ, mùi hôi dầu hay hôi mốc, ăn thấy vị đắng khác lạ thì không nên dùng và không nên mua tránh có thể bị bệnh.
Các loại hạt có nhiều dầu nói chung như hạt hướng dương, hạt điều, đậu phộng… cũng cần tuân thủ các nguyên tắc này, nếu thấy mùi lạ, nấm mốc thì tuyệt đối không nên ăn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những điều cấm kỵ bạn nên biết khi lì xì cho trẻ ngày Tết
- Nguy cơ xuất hiện áp thấp nhiệt đới dịp Tết
- Đừng dại nấu chung những thực phẩm này nếu không muốn rước bệnh vào dịp Tết
- Cận cảnh cặp bưởi hồ lô chơi Tết giá gần 2,5 triệu đồng
- Bộ Y tế hướng dẫn chọn bánh kẹo ngày Tết an toàn
- Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
- Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
- Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
- Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua