Bất ngờ phát hiện bệnh tật qua dấu hiệu ở móng tay và ngón chân
Phát hiện nguy cơ bệnh tật qua ngón chân
Ngón chân cái to bất thường có thể bị gút
Hãy nghĩ tới bệnh gout khi bạn bị sưng, đau, phồng ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, nhất là khi trời lạnh, khiến các khớp sưng tấy
Chân và các ngón chân nhợt nhạt
Đây là biểu hiện của bệnh tuần hoàn máu kém gây ra. Lượng máu cung cấp cho chân không đủ khiến chân dễ bị tê mỏi. Biểu hiện như khi bạn đang ngồi rồi đứng dậy, chân sẽ chuyển sang màu nhợt nhạt, hoặc đột nhiên đứng bật dậy, bạn sẽ thấy đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt, tê buốt.
Móng chân dày và vàng ố
Móng chân vàng cảnh báo sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoặc do bạn sử dụng quá nhiều sơn móng chân khiến móng chân bị tổn thương.
Lông ở ngón chân rụng hết trong thời gian ngắn
Vì nó có thể là biểu hiện của một số vấn đề về tim mạch. Bạn có thể bị thiếu máu khiến lượng máu không đủ đi đến vùng chân và nuôi dưỡng các nang lông khiến lông bị rụng hết.
Đau khớp chân
Viêm khớp dạng thấp là một kiểu tổn thương khớp mà các khớp nhỏ như khớp ngón chân và khớp ngón tay cảm thấy đau, khi đau thường kèm sưng và cứng, hơn nữa cơn đau là đối xứng. Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới.
Phát hiện bệnh qua biểu hiện của móng tay
Móng tay có nhiều sọc trắng
Móng tay có nhiều sọc trắng nhạt có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như: bệnh thiếu máu; bệnh suy tim sung huyết, bệnh gan, suy dinh dưỡng.
Móng tay màu trắng
Nếu móng tay chủ yếu là màu trắng có vành xung quanh màu tối, điều này có thể báo hiệu các bệnh lý về gan như viêm gan.
Móng tay màu vàng
Móng tay màu vàng là do bị nhiễm nấm. Các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, các móng tay có thể bị co lại và dày lên. Trong trường hợp hiếm gặp, móng tay màu vàng có thể chỉ ra một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, hoặc bệnh vẩy nến.
Móng tay có màu xanh tím
Móng tay có màu xanh tím là do thiếu oxy gây ra. Nhân tố cục bộ là do trở ngại máu tuần hoàn, nhân tố toàn thân là do các căn bệnh bẩm sinh như tim, bệnh phổi mãn tính, suy tim…
Bề mặt móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng tay bị gợn sóng, điều này có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hay viêm khớp.
Móng tay bị nứt gãy
Móng tay khô, giòn, thường xuyên bị nứt là những dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp. Nếu vết nứt kết hợp với màu vàng có thể móng tay bạn bị nhiễm nấm.
Móng tay có dòng kẻ tối màu rất lạ
Nguyên nhân xuất hiện chúng là do cơ thể bị rối loạn hormone do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh... Nguy hiểm hơn, đây còn là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Móng tay nhợt và tái
Đây đích thị là dấu hiệu của lão hóa được biểu hiện qua các tế bào sừng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp là do cơ thể chúng ta đang bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và suy tim.
Sưng phồng da bao quanh móng
Nó có thể là kết quả của bệnh lupus (biểu hiện bằng các sợi mỏng, sừng hoá và teo đét ở mặt và các vùng da hở), hoặc là sự rối loạn các liên kết mô tế bào.
Phát hiện móng khô sần
Khi thấy móng không còn mịn, bóng mà lại có biểu hiện khô, sần sùi và bong tróc, tình trạng này báo động rằng móng của bạn có thể bị nấm, và cũng có thể tuyến giáp của bạn có vấn đề.
Móng tay dùi trống
Móng tay tròn vo giống như mặt sau của một chiếc muỗng có nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm mãn tính, nhất là apxe, ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính, bệnh lao lâu ngày không khỏi, hay bệnh tim bẩm sinh.
Chân móng tay của bạn có một hình bán nguyệt
Đó là hiện tượng bình thường. Nhưng khi tuyến yên của bạn có vấn đề hình bán nguyệt này sẽ biến mất. Còn chân móng hoàn toàn trắng là do biến chứng ở gan, thường gặp ở viêm gan.
Móng xuất hiện hạt gạo
Những hạt gạo trắng trắng bé xíu xuất hiện trên móng đó là dấu hiệu cho bạn biết rằng chiếc móng đó đang bị tổn thương. Hoặc còn có một nguyên nhân khác nữa là rất có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu kẽm.
Móng cụp
Móng cụp xuống tức là bạn đang ốm nghiêm trọng có thể do lượng oxy trong máu thấp và có thể do bạn bị bệnh phổi. Mong cụp xuống cũng liên quan với bệnh viêm ruột, bệnh tim mạch, bệnh gan và AIDS.
Móng tay bị lõm
Khi quan sát, bạn thấy ở giữa móng bị lõm, 4 chung quanh vênh lên đến nỗi bạn có thể đổ một giọt nước vào giữa móng tay mà vẫn giữ được. Vấn đề này có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, suy giáp hoặc bệnh gan.
Móng tay “bị ăn mòn”
Gặm móng tay chỉ là một thói quen, nhưng trong một vài trường hợp đó lại là dấu hiệu của bệnh lo lắng kéo dài (do quá trình điều trị gây ra). Cắn hay cạy móng tay còn liên quan tới chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Móng bị đen
Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh càng nghiêm trọng móng càng có màu nâu.
Móng tay lỏng lẻo, dễ gãy
Khi móng tay trở nên lỏng và dễ lung lay, đó có thể là do bị thương hay viêm, cũng có thể là do các bệnh về tuyến giáp, bệnh vẩy nến, tuần hoàn kém hoặc do dị ứng phản ứng với thuốc.
Vệt đỏ hoặc nâu nằm dưới móng tay
Đây thường là những dòng máu do mạch máu bị hư hỏng nhỏ và được gọi là mảng xuất huyết. Điều này không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nhiều móng tay bị ảnh hưởng, nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất:
[mecloud]PYKXaGykGo[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua