Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của 15 loài hoa
Lan Phi Diệp: Lan phi diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo. Có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.
Bồ công anh: Bồ công anh chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.
Hoa bèo tây: Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.
Sen cạn: Đây còn là loại hoa có tính kháng vi rút và vi khuẩn, giúp kiểm soát bệnh nhiễm trùng đường tiểu và viêm đường hô hấp.
Kim ngân: Loại hoa này còn được xem là giải pháp chữa trị hiệu quả đối với hầu hết những tình trạng viêm nhiễm vì chúng có khả năng kháng vi rút và vi khuẩn. Lá và thân của hoa kim ngân còn được dùng để chữa bệnh viêm khớp.
Hoa mận: Dân gian vẫn sử dụng hoa mận làm thuốc trị bệnh ho và tiêu chảy. Đun nước hoa mận để xông hơi cho mặt cũng là một cách chữa bệnh nhiễm trùng ở phổi khá tốt.
Hoa hồng: có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình, có công dụng chữa trị các chứng bệnh: ho ra máu, tiểu tiện, lị ra máu bằng cách lấy 10 bông hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và một ít đường. Uống 3 lần/ngày trong 3 ngày sẽ khỏi. Để chữa ho cho trẻ nhỏ, dùng cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn, cho trẻ uống ít một sẽ khỏi. Giã chúng với mật ong sẽ chữa được bệnh miệng lưỡi lở loét. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn dùng để chữa bệnh đau mắt, đau dạ dày. Hơn nữa, gần đây, các nhà khoa học tìm ra được một dược chất trong tinh dầu hoa hồng có tác dụng ngăn cơn hen phế quản.
Hoa đại (hoa sứ): có mùi thơm nhẹ. Theo Đông y, hoa đại có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp... Hàng ngày, chỉ cần sử dụng 12 - 20 g hoa đại khô, sắc lấy nước uống là có thể trị được bệnh này. Lá hoa đại giã nhỏ đắp vào chỗ đau, chữa chứng bong gân sẽ rất dễ chịu và khỏi dần.
Hoa khế: có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị. Nếu bạn bị những chứng bệnh như vậy, lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống. Lấy 100 g hoa khế (loại khế chua), một quả tim lợn 100 - 200 g bổ đôi, cho hoa khế vào đầy quả tim rồi buộc lại bằng lạt tre. Lấy thêm hoa khế phủ kín ngoài quả tim, đem đun cách thủy cho tới khi quả tim chín. Ăn tất cả tim, hoa khế một lần vào lúc đói. Sau ba ngày ăn lại một quả như trên. Sáu tháng lại ăn tiếp một đợt hai quả như đợt một, cho đến khi huyết áp xuống bình thường và ổn định mới thôi.
Hướng dương: Hoa hướng dương có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng do hội chứng kinh nguyệt gây ra, giảm bớt các khối u, vết loét trên cơ thể. Súc miệng bằng nước làm từ hoa hướng dương cũng giúp làm dịu cổ họng đang bị đau hoặc bị sưng do viêm a-mi-đan.
Hoa nhài: Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt...
Hoa quỳnh: Chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày.
Hoa atisô: chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương ăn rất tốt.
Hoa thủy tiên: Hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua