Dòng sự kiện:

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh "vùng kín" từ phương pháp ngâm mông

16:52 06/10/2015
Một số bệnh “vùng kín” như khí hư, huyết trắng, viêm tử cung của phụ nữ thường khiến họ khó chịu, mất tự tin khi xuất hiện trước nhiều người.

[mecloud]A9zBS03s2U[/mecloud]

Phương pháp ngâm mông là một liệu pháp đặc biệt điều trị các chứng bệnh phụ khoa như ra khí hư, huyết trắng, viêm tử cung…, giúp ngăn ngừa rối loạn đường sinh sản.

Vì trong quá trình tiêu thụ thức ăn bạn dùng thức ăn hàn âm, làm cho các dịch thể bị oxit hoá tại vùng nhân cung nơi chứa đựng các tổ chức rỗng như vòi trứng, tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo luôn tiết các dịch sinh lý. Làm cho vi khuẩn dễ bám kết và hoạt động dai dẳng.

Việc ngâm mông cũng giúp tăng tuần hoàn ở phần dưới cơ thể giúp tiêu mỡ và chất nhầy ứ đọng ở vùng xương chậu.

Ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng nên ngâm mông vào những lúc thấy người có hiện tượng nhức mỏi lưng, sau kỳ kinh nguyệt hay lạnh mông, giúp trục xuất khí hư ở vùng dưới.

Các đối tượng nam, nữ, già, trẻ, tu sĩ hay trí thức cũng nên ngâm mông để thưởng thức sự tươi trẻ, sức khỏe tràn đầy, trí tuệ phát triển.

Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc ngâm mông:

Ngâm mông nước củ cải


Dùng 7 củ cải phơi khô đun nước nhỏ lửa từ 30phút đến 1h, cho đến khi nước có màu nâu sẫm.

Cho ¼ thìa muối vào, tắt bếp. Để nước nguội 5 – 10 phút trước khi ngâm mông.

Ngâm mông nước gừng

Đun 1 lít nước cho sôi, bắc ra rồi cho 40g gừng giã nát. Để đun trên bếp nóng khoảng 2 phút cho gừng tan vào nước rồi ngâm mông.

Ngâm mông bằng nước muối


Đây là biện pháp cực kỳ đơn giản. Theo đó bạn chỉ cần cho ½ thìa muối vào 6 cốc nước, đun sôi rồi ngâm.

Ngâm mông bằng các loại lá thuốc

Người dân tộc Mông thường có một liệu pháp ngâm mông bằng những loại lá thuốc trong rừng. Để được một thùng nước ngâm có chất lượng, họ chọn những lá cây còn đọng sương càng tốt, tìm lấy đủ 8 loại cây thuốc, số lượng lá đủ đun 1 – 2 thùng nước tắm.

Khi lá về đến nhà đem băm, trộn đều cho vào chảo to, nước vừa đủ, mỗi chảo lá thuốc cho thêm 3 củ gừng đập nhỏ đun sôi từ 3 đến 4 tiếng ủ lại trên bếp lò. Khi mở nắp chảo nhìn thấy nước đen sóng sánh là tốt.

Bạn có thể ngâm 15 đến 20 phút. Tuyệt đối không ngâm quá lâu vì có thể sẽ say thuốc.

Hướng dẫn cách ngâm mông:

Chuẩn bị dụng cụ:

– Chuẩn bị một cái chậu nhựa: đường kính 45cm x chiều sâu 15cm (kích cỡ chậu có thể lớn hơn tùy theo cơ thể mỗi người).

– Một miếng xốp, gỗ hay đôi dép.

– Một chiếc ghế nhựa hay ghế gỗ cao khoảng 15cm rộng hơn chiếc nồi để đặt nồi điện lên trên tránh bị dò điện truyền xuống nền.

– Một cái khăn bông để lau khô khi ngâm xong.

– Nước thuốc ngâm mông.

Bắt đầu thực hiện ngâm mông:

– Gạn nước thuốc vào chậu và pha thêm nước lã làm giảm nhiệt trong chậu, nhúng bàn tay vào nước kiểm tra trước khi ngâm để đảm bảo không bị bỏng.

– Hai tay chống xuống nền, ngồi xuống từ từ và đặt mông vào chậu ngâm.

– Bàn chân đặt lên trên xốp, gỗ hay đôi dép không cho chạm bàn chân với nền gạch (tránh bị lạnh và kém hiệu quả).

– Ngâm càng nóng thì kết quả chữa bệnh càng cao, nếu cảm thấy nóng quá thì chống tay xuống nền và nhổm mông lên, tiếp tục lại hạ mông xuống làm sao cho thấy cảm giác nóng giật thót mới tốt. Vì sức nóng cao mới đủ khai mở huyệt đạo và làm toát mồ hôi trược ra.

– Ngâm cho đến khi nước nguội thì ngồi dậy. Tiếp tục đổ thêm nước thuốc đang nóng vào chậu ngâm và thực hiện ngâm y như lần trước.

Kết thúc ngâm mông:

– Thời gian ngâm khoảng 30 phút.

– Lau khô, không tắm lại, đi lên giường nằm thư giãn: nằm thẳng người, hai bàn tay ngữa lên dọc theo cơ thể, hai chân thẳng, dang ra bằng vai, hít sâu thở chậm, theo dõi hơi thở 20 phút và ngủ luôn càng khỏe (đắp mền lên người càng tốt).

Điều kiện ngâm mông tốt:

– Trước khi ngủ, hoặc buổi trưa (ngâm xong cần phải nằm nghỉ hay ngủ mới tốt).

– Ngâm sau khi sinh hoạt vợ chồng: lấy lại sức khỏe nhanh cả vợ và chồng, tránh đau nhức xương, tránh cơ thể lù khù, trí tuệ suy giảm.

– Ngâm sau khi làm việc mệt nhọc làm tăng năng lượng và hưng phấn thần kinh.

Những trường hợp không được ngâm mông

– Vết thương nơi vùng phụ lớn chưa liền da.

– Người bị bệnh tiểu đường nặng không có cảm giác nóng lạnh.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]SB2N84BHhq[/mecloud]