Bé ngủ chổng mông lên trời nguy hiểm như thế nào?
Tin liên quan
Theo Bác sĩ Yên Lâm Phúc, Học viện quân y cho hay tư thế ngủ phổ biến và có lợi cho trẻ nhỏ là nằm ngửa dang hay tay 2 chân. Nằm nghiêng ôm gối hoặc nằm gác chân lên cao cũng là tư thế tốt và thoải mái giúp ngủ sâu.
Tuy nhiên, có nhiều bé lại thích tư thế nằm úp mặt xuống giường, chổng mông lên trên. Có thể bé lựa chọn tư thế ngủ này vì nó khiến bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Nhưng mẹ cần lưu ý để sửa cho con vì tư thế này gây nguy hại tới sức khỏe của bé.
Một số nguy hại khi bé ngủ chổng mông lên trời:
- Bé dễ bị nôn trớ. Vì thức ăn từ dạ dày xô xuống ngực, van tâm vị (cửa trên dạ dày) có lực co thắt yếu hơn van môn vị (cửa dưới dạ dày). Nên bé dễ nôn trớ lúc mới ngủ, lúc ngủ say hoặc khi mới tỉnh dậy.
- Bé dễ bị khó thở, thậm chí ngạt thở. Với dáng ngủ này, nếu muốn dễ thở bé phải nằm úp mặt xuống gối để cổ họng thẳng. Tuy nhiên việc úp mặt xuống lại khiến mũi và miệng bé bị gối chặn gây ngạt thở và càng khó thở hơn.
- Gây nên sự bất đối xứng trong phát triển đầu và mặt của bé. Thường bé sẽ hay nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Vì nghiêng và đè lệch nên đầu bé bị ép xuống có thể gây biến dạng.
- Gây tức ngực và ảnh hưởng các cơ quan trong bụng. Khi bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, thì các cơ quan nội tạng nằm trong ổ bụng được thư thái hơn và hoạt động dễ dàng hơn.
Còn khi bé nằm sấp chổng mông, tạng bụng lại cao hơn ngực, xô xuống ngực, lấn át vào ngực dẫn đến hô hấp khó khăn hơn.
- Dễ khiến bé mắc thoát vị cơ hoành và gây ra triệu chứng y hệt như tắc ruột, khiến bé đau đớn khó chịu.
- Máu dồn về não quá nhiều. Máu về nhiều làm dãn mạch, phù nề cuống mũi và rất khó cho trao đổi hô hấp.
Đồng thời, tư thế này cũng gây ra sự kích thích các trung tâm trên não làm bé ngủ không ngon và không sâu.
Cách sửa tật ngủ xấu chổng mông lên trời
Đầu tiên, bạn vẫn có thể cho bé ngủ theo tư thế bé thích, là nằm úp, chổng mông lên trời. Tuy nhiên sau đó, khi bé ngủ say hãy nhẹ nhàng xoay người đổi tư thế cho con sang nằm nghiêng, rồi tiến tới nằm ngửa.
Nếu bé dễ bị tỉnh dậy khi ngủ, bạn cũng có thể đặt một chiếc gối để bé ôm gối và ngủ trong tư thế nằm sấp. Sau đó từ từ xoay chuyển gối và bé để con chuyển từ nằm sấp thành nằm nghiêng ôm gối.
Bạn cũng có thể luyện cho con hay ngủ chổng mông từ từ bằng cách hạ thấp mông bé xuống trước, sau đó khi bé quen nằm úp thì tiếp tục lật nghiêng hoặc nằm ngửa ra đúng tư thế.
Khi nằm ngủ cùng bé, bạn hãy ôm bé nhằm giới hạn không gian của bé. Mục đích chỉ đủ chỗ cho bé nằm nghiêng và khống chế chiều cao không cho lật sấp trở lại.
Ngoài ra hãy lưu ý sửa tật cho con ngay khi ru bé ngủ. Hãy bế ngửa bé thay vì vác lên vai, hay cho bé ôm úp mặt vào bụng bạn. Bạn nên kiên trì và bế con cho tới tận lúc ngủ say mới đặt con xuống.
Lưu ý khi đặt con xuống giường hãy lấy 2 chiếc gối chặn hai bên để bé không dễ dàng lật mình sang nằm sấp được.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua