Dòng sự kiện:

Bé nhà bạn có cần phải giảm cân?

Minh Châu (Theo Boldsky)
12:09 23/01/2020
Đây là một vấn đề mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm một cách nghiêm túc.
Khi nào cha mẹ nên lo lắng và tại sao?
Một đứa trẻ được cho là béo phì khi có dư thừa chất béo và nó tích tụ quá mức trong các mô dưới da và các khu vực khác của cơ thể đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chỉ số BMI (Body Mass Index – chỉ số khối cơ thể) của con bạn là trên 30 thì đây chắc chắn là một vấn đề phải lo lắng. Béo phì hay dư thừa chất béo có thể dẫn đến những vấn đề sau đây đối với trẻ:

- Dị tật xương và gãy xương: Áp lực của trọng lượng dư thừa trên xương đang phát triển có thể dẫn đến dị tật ở chi dưới. Nó cũng có thể dẫn đến viêm khớp, do hao mòn của các khớp chịu sức ép hoặc khiến trật khớp. Gãy xương hông và sai khớp thường gặp ở trẻ em thừa cân.

- Bệnh hen suyễn: Béo phì có thể dẫn đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, làm cho hệ thống miễn dịch của trẻ yếu và dễ bị dị ứng.

- Rối loạn giấc ngủ: Một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Tạp chí Nhi khoa chỉ ra rằng thiếu ngủ cộng với khó thở có thể tăng gấp đôi nguy cơ béo phì ở trẻ em dưới 15 tuổi. Mặt khác, trẻ em béo phì có thể bị ngưng thở khi ngủ, một tình trạng nghiêm trọng cản trở hơi thở, khiến trẻ bị mệt mỏi.

Cao huyết áp: Tăng huyết áp và huyết áp cao là triệu chứng thường gặp ở thanh thiếu niên thừa cân và béo phì.

- Sỏi mật: Béo phì làm cản trở các cơ quan hoạt động không đúng cách dẫn đến sự tích tụ trong túi mật, gây sỏi mật ở trẻ.

- Nhức đầu: Béo phì là một nguyên nhân gây đau đầu ở tuổi thiếu niên và thanh thiếu niên. Tệ hơn nữa, nó cũng đi kèm với các triệu chứng như nôn mửa, ngủ không yên giấc và các vấn đề về mắt…

Rối loạn gan: Nếu con bạn không thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để hạn chế béo phì sớm thì nó có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong gan, gây nen tình trạng gọi là gan nhiễm mỡ, sẹo, viêm và tổn thương vĩnh viễn.

Trầm cảm: Trẻ béo phì khi thiếu hoạt động thể chất có thể làm cho não tê cứng và dẫn đến thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm là điều bình thường.

Các bậc phụ huynh nên làm gì để tránh béo phì ở trẻ?

Cha mẹ nên quan tâm đến các hoạt động thể lực của con cái như sẽ làm học giả của con mình hay gợi ý cho con những hoạt động lành mạnh để tăng cường sức khỏe, chống béo phì:

Gợi ý cho con bạn tập yoga: Yoga là một cách tuyệt vời để trẻ có thể bắt đầu tốt hơn trong việc giảm cân và có vóc dáng cân đối.

- Tham gia một phòng tập thể dục với nhau: Nếu con bạn không quan tâm đến yoga, hãy cùng con tham gia một phòng tập thể dục. Phòng tập thể dục không phải là phòng tập thể hình liên quan đến việc nâng tạ… mà có rất nhiều các bài tập tự do bàn tay bạn có thể làm với con của bạn, từ đó sẽ giúp cắt giảm một số kg trong cơ thể.

- Lựa chọn các bài tập aerobic: Các bài tập như bơi lội, đi xe đạp, và dancercise đều được coi là những hình thức tập giúp đốt cháy calo một cách cách hiệu quả, cải thiện sự trao đổi chất và giúp giảm cân.

- Khuyến khích trẻ chơi thể thao: Thể thao được coi là một trong những hoạt động tốt nhất của tập thể dục cho trẻ em. Khuyến khích trẻ tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, bóng bàn, cầu lông…  sẽ giúp con bạn giảm cân.

Làm thế nào chế độ ăn uống có thể giúp chống béo phì?

Dưới đây là vài lời khuyên để có một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ mà cha mẹ nên áp dụng:

- Sản phẩm tươi sống: Rau và hoa quả đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tổng thể của tất cả các hệ thống trong cơ thể. Nó rất cần thiết trong chế độ ăn uống để giúp cơ thể chống lại sự tích tụ chất béo và  điều chỉnh quá trình trao đổi chất phù hợp.

- Khuyến khích ăn rau lá xanh: các loại rau lá xanh chứa chất sắt, chất xơ và canxi và cũng có vitamin B. Chúng tăng cường quá trình trao đổi chất cho trẻ nhà bạn, tiếp theo là tăng năng lượng và bộ nhớ.

- Ăn nhiều trái cây: Ăn trái cây có đầy đủ các loại vitamin A, C và E có thể giúp con bạn tăng năng lượng bộ nhớ và quá trình trao đổi chất.

- Ăn ngũ cốc: Các loại thực phẩm lành mạnh như yến mạch, lúa mạch, đậu xanh và đậu nành sẽ giúp thúc đẩy chức năng não và giải phóng năng lượng trong thời gian dài hơn.  Chúng cũng hỗ trợ trong quá trình giảm cân bằng cách kiềm chế cơn đói và xu hướng ăn quá nhiều.

- Ăn nhiều trái cây khô: Các loại trái cây khô như quả óc chó, hạnh nhân, quả hồ trăn và hạt lanh có chất béo lành mạnh và giàu các chất dinh dưỡng khác như omega-3, kẽm…  rất cần thiết cho chức năng não tuy nhiên chúng giúp đốt cháy calo, đẩy lùi năng lượng rất hiệu quả ở trẻ.

- Uống nhiều nước: Giữ cơ thể ngậm nước là rất quan trọng. Nước giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể và đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Uống nước khi đói vào buổi sáng có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn lên đến 30%. Chất lỏng như nước chanh, nước dừa và nước ép trái cây tươi nên được bổ sung vào trong thói quen ăn uống của trẻ. Nhưng tránh cho trẻ uống những đồ uống có ga.

- Dạy trẻ kiểm soát khẩu phần ăn: Cung cấp cho trẻ những thực phẩm phù hợp với chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng hạn chế chất béo.  Thói quen này sẽ giúp cho cơ thể của con bạn hoạt động hiệu quả và tăng cường chức năng trao đổi chất.

Nguồn: Gia đình Việt Nam