Bệnh lậu: Căn bệnh nguy hiểm ai cũng phải biết cách phòng tránh
Tin liên quan
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh lậu ở nữ giới luôn cao hơn nam giới, nhất là ở nữ giới độ tuổi 15-24 tuổi. Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh lậu nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế lây nhiễm và mắc bệnh bằng các biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh lậu. Việc nâng cao nhận thức về cách phòng tránh căn bệnh này là điều cần thiết hơn bao giờ hết.
Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, theo thống kê có tới hơn 90% số người nhiễm bệnh là do tình dục.
- Phụ nữ mang thai có thể lây truyền sang cho con thông qua nhau thai hoặc qua đường sinh sản trực tiếp.
- Lây nhiễm qua các vết trầy xước: khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh mà trên cơ thể có những tổn thương hở da thì rất dễ bị các virut tấn công và xâm nhập.
- Lây truyền qua đường máu: người bị bệnh lậu nhưng không biết, bởi khi đó bệnh chưa có những triệu chứng cụ thể nên nhiều người không biết, vậy nên những người nhận máu có thể bị nhiễm bệnh do trong máu có chứa các vi khuẩn lậu.
- Việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh cũng có khả năng bị lây nhiễm.
Các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường gặp
- Đái rắt, đau rát khi tiểu tiện hoặc có mủ vàng sẫm đặc chảy ra theo khi tiểu tiện.
- Ngứa rát quanh vùng âm hộ, đau âm ỉ ở bụng dưới.
- Đau vùng xương mu khi giao hợp.
- Viêm tấy đỏ, có mủ vùng âm hộ, âm đạo…
- Có khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến là biểu hiện đã viêm cổ tử cung.
- Có thể đau vùng hố chậu hoặc hạ vị, đau ở giữa, một bên hoặc hai bên; sốt, buồn nôn, nôn, điều này cho thấy có thể đã lây lan nhiễm trùng lên các phần phụ.
Tác hại của bệnh lậu ở nữ giới
- Bệnh có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản, bởi do đường niệu đạo của nữ giới ngắn nên thường dễ nhiễm bệnh hơn.
Từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm vùng chậu, viêm khớp xương…vi khuẩn có thể tấn công sâu vào bên trong gây viêm lộ tuyến cổ tử cung,viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng…gây nên vô sinh hiếm muộn.
- Với phụ nữ mang thai có nhiễm bệnh lậu thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Màng ối có nguy cơ bị nhiễm lậu cầu, nên có thể vỡ ối sớm, sinh non.
Và nếu người mẹ đẻ con trực tiếp qua đường sinh dục,con có thể bị nhiễm bệnh, vi khuẩn lậu có thể gây mù lòa cho con, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Có thể viêm quanh hậu môn,viêm trực tràng, lậu ở mắt.
- Viêm hậu môn, viêm khớp do lậu, viêm họng do lậu, lậu mắt…
- Chửa ngoài tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS…
- Rối loạn tâm thần: người bị bệnh thường hoang mang, lo lắng, có thể bị stress vì suy nghĩ quá nhiều.
- Viêm đường tiết niệu có thể là viêm bàng quan, viêm niệu quản, thậm chí có trường hợp viêm thận cấp tính nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phòng tránh bệnh lậu ở nữ giới
Vợ chồng quan hệ tình dụng lành mạnh để không mắc bệnh lậu.
- Quan hệ tình dục an toàn, nhất là với người nhiễm bệnh thì không nên quan hệ.
- Không nên thường xuyên đến nhà tắm công cộng hay nhà vệ sinh công cộng, không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo… với người bị bệnh lậu. Bởi những đồ đó dễ nhiễm những chất dịch chứa vi khuẩn lậu mà người bệnh tiết ra.
- Giữ vệ sinh thân thể và nhất là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ, vệ sinh âm đạo sạch sẽ.
- Dùng xà bông rửa sạch tay sau khi chạm vào bộ phận sinh dục, không được dùng tay khi đã chạm vào những chỗ bị lậu để chùi mắt. Vi khuẩn lậu sẽ dễ dàng xâm nhập vào mắt.
- Nên điều trị bệnh lậu trước khi mang thai và phòng bệnh trong khi mang thai.
- Cần phải thường xuyên tuyên truyền sự nguy hiểm của bệnh cho tất cả mọi người cùng biết nhất là với gái mại dâm và người đồng tính để họ biết được những tác hại mà bệnh có thể gây ra. Như vậy ý thức an toàn của họ sẽ được nâng cao hơn.
- Nhỏ mắt cho trẻ mới sinh bằng bạc nitrat 1% hoặc dung dịch kháng sinh (Erythromycin 0,5%, Tetracycline 1%) có mẹ bị mắc bệnh lậu.
- Ăn uống điều độ, rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Việc chữa trị bệnh lậu ở nữ giới chủ yếu là uống, tiêm và truyền thuốc kháng sinh liều cao, tùy vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Minh Châu (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua