Dòng sự kiện:

Bệnh trĩ khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

16:30 05/01/2016
Là một trong những căn bệnh nguy hiểm luôn “rình rập” khi chị em đang mang bầu, bệnh trĩ là căn bệnh không thể chủ quan bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của sản phụ.

Tin liên quan

Bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ (có tên khoa học là haemorrhoids) là căn bệnh mà nhiều phụ nữ mắc phải trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh con. Nó khiến các mẹ bầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh và gây cảm giác đau đớn vô cùng.

Bệnh trĩ là dạng dãn tĩnh mạch ở trực tràng khiến những tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sa xuống, viêm và sưng tấy. Có 2 loại bệnh trĩ: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong trực tràng, không gây đau nhưng có xu hướng chảy máu. Trĩ ngoại là cục u mềm xung quanh hậu môn, có thể gây ra xuất huyết nhỏ dưới da.

Theo thống kê của các chuyên gia, có tới gần 50% dân số chịu ảnh hưởng từ bệnh trĩ. Trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng phổ biến và thường gặp chứng bệnh này. Trĩ tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những lý do bệnh trĩ tấn công mẹ bầu

- Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ.

- Bên cạnh đó, do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón – một trong những nguyên nhân gây ra trĩ.

- Ngoài ra, do thay đổi nội tiết khi mang thai nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tăng lên. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ khi mang thai

Trĩ ở mẹ bầu cũng thường xuất hiện với hai triệu chứng phổ biến là đại tiện ta máu và sa búi trĩ. Cụ thể:

- Ngay giai đoạn đầu của bệnh khi búi trĩ xuất hiện là chị em đã bị chảy máu. Tuy nhiên, lúc này lượng máu thường chảy kín đáo, quan sát có thể nhìn thấy dính một chút máu trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đại tiện. Tới khi búi trĩ ngày càng lòi ra ngoài hậu môn thì lượng máu sẽ chảy nhiều hơn, thường thành tia hoặc giọt, nhiều nhất là lúc đi đại tiện phải dùng sức rặn mạnh. Nếu không khắc phục sớm, mẹ bầu dễ bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

- Sa búi trĩ: Khi bệnh ở giai đoạn 1 hoặc 2 mẹ bầu có thể cảm nhận thấy một vật cứng cứng, vướng víu trong ống hậu môn. Búi trĩ khi này chỉ lòi ra ngoài hậu môn lúc đi đại tiện và tự thụt vào được. Khi phát triển tới độ 3, 4 búi trĩ sẽ sa ra nhiều, người bệnh phải dùng tay đẩy vào, thậm chí nếu nặng hơn thì không thể đẩy chúng vào trong hậu môn được.

- Ngoài hai biểu hiện chính như trên, mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng đau cơ vòng hậu môn, ngứa ngáy, cảm giác khó chịu, vùng kín trở nên ẩm ướt. Khi nhận thấy các biểu hiện này chị em nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào để khắc phục bệnh trĩ ở bà bầu?

Ở bà bầu, trĩ sẽ phát triển nặng hơn tỉ lệ thuận với sự lớn dần của thai nhi trong bụng. Lúc này chị em cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách khắc phục trĩ trong khi mang thai.

- Phụ nữ mang thai là đối tượng thường được các bác sĩ cân nhắc hết sức cẩn thận trước khi điều trị, bởi nó còn liên quan tới sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé. Thông thường, mẹ bầu có thể được chỉ định loại thuốc đặc trị mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng thêm thuốc mỡ bôi hoặc thuốc uống.

- Để điều trị bệnh trĩ hiệu bằng thuốc, bà bầu cũng nên ưu tiên dùng các phương pháp thảo mộc tự nhiên thay vì dùng thuốc kê đơn. Một số cách tự nhiên để bà bầu “chiến đấu” với bệnh trĩ trong những tháng cuối của thai kỳ như mát-xa vùng hậu môn, châm cứu để lưu thông mạch máu; dùng toner cây phỉ để bôi lên vùng hậu môn…

- Trong giai đoạn này, bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Đợi khi sinh xong, ổn định sức khỏe mới tiến hành phẫu thuật.

- Ngoài ra, để giảm các triệu chứng khó chịu do trĩ gây nên, mẹ bầu cũng nên thực hiện chế độ ăn uống và vận động khoa học. Tránh tình trạng ngồi lâu một chỗ, không ăn các thực phẩm cay nóng

Mẹ bầu bị bệnh trĩ nên ăn gì?

Khi bị trĩ, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước.

- Uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Điều này giúp phân mềm hơn, đại tiện dễ dàng hơn.

- Sử dụng những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, chuối, củ khoai lang.

- Thực phẩm có tính mát: Dưa chuột, mướp đắng, dưa hấu, củ sen, măng, rau diếp, rau muống, cà tím, mướp, thịt vịt…

- Đậu đỏ: sắc với cây bạch chỉ có thể chữa trị đựơc chứng đại tiện ra máu, sưng đau. Nếu nấu cùng gạo cũng có tác dụng tốt, làm mát, phòng tránh bệnh trĩ.

- Mè đen: dùng lâu có tác dụng nhuận tràng, giảm được đại tiện ra máu.

- Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.

- Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ lòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

- Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.

- Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

- Khoai lang: Củ khoai lang cũng rất tốt đối với người bệnh trĩ, nên ăn thêm khoai lang luộc vào các bữa phụ.

- Uống nhiều nước và có thể tập thêm một số bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]H0ld0PK1eI[/mecloud]