Bệnh viêm phế quản ở trẻ chia làm mấy loại?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ được chia thành mấy loại? là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi mỗi loại viêm phế quản lại có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Do đó hiểu rõ căn bệnh này sẽ giúp cho việc chữa trị thuận lợi, dễ dàng, đạt hiệu quả cao.
Thế nào là bệnh viêm phế quản?
Nếu như đường thở dưới hoặc cuống phổi bị sưng đau, viêm nhiễm nhưng mu nhô phổi chưa bị ảnh hưởng thì đó là bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản thường khiến trẻ ho nhiều nên cần được điều trị kịp thời vì nếu tình trạng ho kéo dài có thể sẽ gây ra biến chứng viêm phổi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.
Khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà hay mắc một số bệnh nhiễm khuẩn…rất có thể cùng với đó hoặc sau một thời gian ngắn bệnh viêm phế quản sẽ xuất hiện và hoành hành.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ chia làm mấy loại
Tùy vào mức độ nặng nhẹ nên người ta chia bệnh viêm phế quản ở trẻ thành 3 loại, đó là:
-Viêm tiểu phế quản: bệnh viêm phế quản này thường là lành tính và xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bệnh sẽ tự khỏi và không gây biến chứng nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách.
Bệnh viêm tiểu phế quản thường lành tính và hầu hết bé sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt
Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản ở trẻ là do vi khuẩn tấn công cuống phổi với các triệu chứng phổ biến là ho, sổ mũi, khó thở.
Khi trẻ vị viêm tiểu phế quản, cha mẹ cần vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý rồi hút dịch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Lúc này cần lựa chọn những trang phục với chất liệu thoáng mát, mềm mại, thấm mồ hôi để bé được dễ chịu, thoải mái.
Còn nếu bệnh nặng hơn thì cần có sự giám sát của bác sĩ. Và nếu cần thiết có thể cần sự hỗ trợ của bình thở oxy.
-Viêm phế quản phổi: bệnh này thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thường xuyên hít phải không khí ô nhiễm hay do bé bị trúng gió lạnh. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập, tấn công qua mũi họng, gây ra viêm phế quản phổi.
Bệnh này liên quan đến phổi nên nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, nhanh chóng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Vì vậy để phòng ngừa căn bệnh này cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và thăm khám bác sĩ định kỳ. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, các dưỡng chất thiết yếu để giúp bé yêu khỏe mạnh, sức đề kháng tốt ngay từ trong bụng mẹ.
Thường xuyên thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bé phát triển tốt, khỏe mạnh
-Viêm tiểu phế quản cấp: xảy ra chủ yếu khi trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 2. Thời điểm dễ gây bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ là khi chuyển giao mùa từ đông sang xuân.
Bệnh này nếu không được điều trị sớm, đúng cách dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ống thở tắc hẹp, suy hô hấp, niêm mạc phế quản bị phù nề,…Vì vậy khi phát hiện trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp cha mẹ cần chăm sóc và bảo vệ trẻ thật tốt trước các yếu tố môi trường bên ngoài. Đồng thời nếu thấy các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hơn cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua