Dòng sự kiện:

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em, hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm!

Theo MarryBaby
14:12 26/07/2018
Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi phát hiện trên người trẻ xuất hiện nhiều mẩn đỏ, nổi mụn nước kèm theo ngứa rát, đau nhức. Trên thực tế, các biểu hiện như trên cho thấy trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh khá cao. Vậy bệnh Zona thần kinh ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? làm sao để điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

Bệnh Zona thần kinh ở trẻ em khá hiếm gặp, chủ yếu thường khởi phát ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu và đã từng mắc bệnh thủy đậu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trẻ trước đó có bị thủy đậu hoặc lây nhiễm thủy đậu từ người bệnh Zona thông qua việc tiếp với với mụn nước hoặc các vật dụng cá nhân.

Bệnh zona là gì?

Đây là một chứng bệnh trẻ em ngoài da do virus Herpes zoster (Thuộc nhóm virus Varicella Zoster hay VZV) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ và người từng mắc bệnh thủy đậu. Căn bệnh này thường có độ lây nhiễm rất cao, xuất hiện nhiều trong thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa.  

Virus này tấn công cả trẻ em và người lớn, người chưa được chủng ngừa thủy đậu, người mới hồi phục sau cơn bệnh hoặc có tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Bệnh zona thần kinh ở trẻ có liên quan đến virus gây thủy đậu

Nó gây ra nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ do các ảnh hưởng da liễu trong quá trình phát bệnh. Nếu không có cách điều trị hay chuẩn đoán chính xác, bệnh có thể gây ra các tác hại nguy hiểm như nhiễm trùng, để lại sẹo lớn trên da của trẻ về sau.

Ở trẻ đã bị thủy đậu, nguyên nhân khiến virus này tái hoạt động trong cơ thể vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Vì thế chị em có thể không cần lo lắng là trẻ sơ sinh có bị zona thần kinh không?

Triệu chứng của bệnh Zona

Thông thường, khi mắc bệnh Zona thần kinh, trẻ sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sau:

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt, có cảm giác ngứa rát và rất khó chịu, mức độ ngứa và đau tăng dần theo thời gian.
  • Nếu để lâu da trẻ sẽ xuất hiện mụn nước, tập trung thành từng vệt dài có đường kính khoảng 3 – 5 mm, nếu đưa tay gãy hay ấn mạnh vào có thể vỡ ra và để lại sẹo.
  • Một số trẻ còn bị sốt cao (từ 38 – 40 độ), đau nhức toàn thân, chán ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng ăn uống.
  • Khi mụn nước khô đóng thành vẩy nến, bong tróc ra ngoài sẽ để lại sẹo trên da, dễ gây nhiễm trùng da và máu.

Nếu trẻ bị zona ở mắt hoặc vùng mặt, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau này như giảm thị lực, thính lực, thẩm mỹ khuôn mặt bị ảnh hưởng, tác động đến quá trình phát triển của trẻ.

Điều trị bệnh zona thần kinh ở trẻ em như thế nào?

Zona thần kinh ở trẻ em có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trường hợp bị Zona trên mặt, vì thế cần có biện pháp chữa trị từ sớm. Zona vẫn chưa có biện pháp điều trị hết hẳn, một số loại thuốc có thể ức chế bệnh, thế nhưng không thể áp dụng cho trẻ em, đặc biệt là các trẻ quá nhỏ và đang bị nóng, sốt.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm vì chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu

Chính vì thế, chữa bệnh Zona thần kinh ở trẻ em bằng các biện pháp trị liệu bảo tồn không dùng thuốc được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp bảo tồn cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ, bởi không phải cách nào cũng có thể thực hiện.

Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý:

  • Nếu trẻ đang mắc bệnh nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Có thể sử dụng khăn sạch ngâm nước lạnh đặt lên vùng da bị tổn thương (lưu ý không chà xát hay thao tác quá mạnh tay) khoảng 20 phút/lần, thực hiện 5 – 8 lần/ngày để giảm đau nhức và ngăn ngừa lây lan.
  • Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh Zona thần kinh như trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Không tự ý mua thuốc bôi lên da hoặc cho trẻ uống nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Một số biện pháp chữa trị Zona từ dân gian

Đây là những biện pháp chữa Zona cổ truyền sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên đã được chứng thực hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng cho bé, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia:

Sử dụng lá sung 

Chữa Zona thần kinh bằng lá sung là biện pháp đơn giản mà hiệu quả cao nhiều người sử dụng. Lá sung có vị chát và có tính kháng khuẩn tiêu viêm hiệu quả nên sẽ làm sạch vết zona, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tránh lây lan.

Bạn hãy lấy một vài lá sung, giã nát thêm chút giấm ăn thông thường rồi đắp lên vết bị zona sau vài lần thì vết zona sẽ tự động khô dần đi và khỏi hẳn. Bạn không nên cậy vảy bởi nguy cơ để lại sẹo trên da bé rất cao, hãy để chúng tự bong tróc.

Chữa bằng rau sam

Rau sam kết hợp với băng phiến có khả năng kháng khuẩn làm lành vết thương nhanh chóng. Cách làm như sau: lấy một nắm rau sam nhỏ ngâm nước muối loãng, để ráo rồi giã nát rồi lấy nước của lá sau đó trộn thêm tí băng phiến vào và bôi tại vết zona ngày 3 lần.

Theo kinh nghiệm dân gian thì rau sam chữa zona khá hiệu quả

Làm liên tục trong 3 ngày bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả bất ngờ. Rau sam có tính hàn, làm dịu vết zona và giảm sưng tấy, làm khô vết thương nhanh chóng nhất.

Cây nhọ nồi

Tác dụng chữa Zona thần kinh cho trẻ nhỏ của cây nhọ nồi hay còn được gọi là cây cỏ mực đã được kiểm chứng và nhận được sự đánh giá tích cực của mọi người. Người ta còn xem cây nhọ nồi như một thần dược có khả năng chữa Zona tuyệt vời. Trên các vết zona bạn hãy sử dụng nước ép cây nhọ nồi thêm vài hạt muối bôi trực tiếp lên đó.

Nó có khả năng kháng khuẩn làm khỏi vết đau chỉ sau vài ngày, hạn chế sự lây lan ra các khu vực khác. Cỏ nhọ nồi có tính mát tốt cho sức khỏe con người và cách hạ sốt nhanh cho trẻ tuyệt vời.

Cách phòng ngừa bện Zona thần kinh

Mặc dù Zona thần kinh ở trẻ em ít khi khởi phát, thế nhưng không phải vì thế mà phụ huynh có thể chủ quan. Chỉ cần là người đã từng bị thủy đậu thì nguy cơ phát triển thành Zona hoàn toàn có thể xảy ra khi cơ thể suy yếu.

Do đó, để phòng ngừa hiệu quả bệnh Zona, cha mẹ cần:

  • Nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ các loại vắc xin cần thiết, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh thủy đậu để ngừa Zona thần kinh theo đúng độ tuổi cũng như sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước, gối,…
  • Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên trang bị đầy đủ cho trẻ một số vật dụng che chắn như nón, áo khoác, khẩu trang y tế, nhất là vào mùa mưa.
  • Ba mẹ cũng cần chú ý trẻ bị zona kiêng gì? Nên cho trẻ kiêng ăn một số loại thức ăn có thể gây kích ứng da và khiến vết thương lâu lành như thịt bò, hải sản, rau muống, thịt gà,…

Bệnh Zona thần kinh ở trẻ em có thể để lại những di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình của trẻ về sau. Bố mẹ nên chủ động phòng bệnh và đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bệnh để được chuẩn đoán cũng như điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Nguồn: Gia đình Việt Nam