Biết nói "không" - một trong những kỹ năng sống cần thiết bố mẹ nào cũng cần dạy con
Tuổi thơ của trẻ không thiếu những tình huống khó xử đòi hỏi trẻ phải có những kỹ năng cần thiết để tự giải quyết trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhà tâm lý học Daniel Koh công tác tại Insights Mind Centre lưu ý các bậc phụ huynh rằng, tốt nhất là nên trang bị sẵn cho con những điều cơ bản để chúng có thể sử dụng khi cần thay vì phải suy nghĩ và tìm cách trong thời điểm đó hoặc trong lúc hoảng loạn”
Bố mẹ không thể luôn bên con mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, thay vì lo lắng cho những mối quan hệ của con với bạn bè, với những người lạ mà chúng gặp hay tự hỏi con bạn có nhút nhát hay không, liệu bé có thể kết bạn được hay không, bố mẹ hãy trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết để con có thể tự tin ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra.
1. Có cách cư xử đúng mực
Hãy dạy con bạn cách sử dụng những từ như “vui lòng” và “cảm ơn” vì điều đó rất quan trọng để con bạn trở nên lịch sự và nhã nhặn. Giáo sư Adams, cố vấn tại một trường quốc tế ở Singapore chỉ ra rằng, việc sử dụng những từ như “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” trong những tình huống thích hợp sẽ giúp “lan tỏa lòng tốt và sự tôn trọng”. Cứ sử dụng những từ đó một cách chân thành và lễ phép, con bạn sẽ nhận được những điều kỳ diệu mà nó mang lại.
2. Có kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng quan trọng để trẻ có thể tạo ra và duy trì một cuộc nói chuyện hấp dẫn. Giới thiệu bản thân một cách lịch sự, giao tiếp bằng mắt với người khác, lắng nghe, chia sẻ một cách phù hợp là những điều rất quan trọng trong một cuộc trò chuyện thu hút mà bạn có thể dạy con. Bạn sẽ thấy bé nhanh chóng làm chủ được những cuộc nói chuyện và giao tiếp như thế nào.
3. Kiểm soát được cảm xúc
Sẽ có những thời điểm mà con bạn cảm thấy bị kích động và muốn nổi điên lên hoặc gây chuyện và đó tất nhiên không phải là cách cư xử tốt khi chúng lớn lên. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc trong những trường hợp nhất định ngay cả khi chúng không hài lòng với thái độ hay cách giải quyết của người khác.
4. Có tính kiên nhẫn
Kiên nhẫn là một giá trị quan trọng mà mọi đứa trẻ đều cần được học từ khi còn nhỏ. Kỹ năng này có liên quan mật thiết với kỹ năng kiểm soát cảm xúc của trẻ. Bạn nên rèn luyện đức tính này cho con thông qua những việc đơn giản như yêu cầu chúng xếp hàng khi mua hàng, hoặc đợi tới lượt khi chơi trò chơi.
5. Biết xin lỗi khi cần thiết
Yêu cầu trẻ nói xin lỗi khi chúng làm việc sai là một kỹ năng sống quan trọng cần dạy trẻ. Nếu trẻ làm điều gì không đúng, điều đầu tiên là chúng phải thừa nhận chúng đã sai và xin lỗi sau khi tự nhận ra lỗi lầm của mình. Trẻ em nên biết tất cả mọi người đều có thể mắc sai lầm và xin lỗi và sẵn sàng tha lỗi cho người khác là dấu hiệu của lòng can đảm. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ can đảm để xin lỗi và vị tha để tha lỗi cho người khác.
6. Biết nói "không"
Rất là nguy hiểm nếu con bạn thụ động và đồng ý với mọi thứ vì điều này sẽ khiến chúng không chống lại được những áp lực trong tương lai. Hãy dạy trẻ biết cách nói “không” với những điều chúng cho là chưa hợp lý hoặc không đúng. Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ bướng bỉnh hay ngoan cố và phản bác mọi ý kiến khác ngoài ý kiến của chúng. Để được như vậy, bố mẹ nên dạy trẻ để chúng tìm ra sự cân bằng và hợp lý khi nói “không”.
Tiến sĩ Lim Boon Leng, bác sĩ tâm lý học của Trung tâm sức khỏe tâm thần khuyên rằng: “Học cách từ chối một cách thích hợp và với thái độ cầu thị và có thể được chấp nhận bởi người khác sẽ giúp cho trẻ có thể nói lên suy nghĩ của bản thân mà không xúc phạm người khác”
7. Chấp nhận câu trả lời “không”
Nhiều đứa trẻ có xu hướng ăn vạ khi điều gì đó không theo ý chúng như không được bố mẹ mua cho một món đồ chơi mới hoặc không được ăn những thứ mà chúng thích.
Tiến sĩ Lim Boon Leng cũng chỉ ra rằng “Trẻ em mà không học được cách chấp nhận câu trả lời không sẽ tự cho mình cái quyền không thực tế”. Nghĩa là, trẻ cần học cách để cư xử một cách chín chắn và hiểu được rằng chúng không phải lúc nào cũng có thể đạt được tất cả những gì mình muốn. Để rèn luyện kỹ năng này cho trẻ, cha mẹ cũng cần phải giải thích rõ cho bé lý do tại sao bé bị nói “không”. Điều này sẽ khiến bé dễ dàng chấp nhận và có sự thấu hiểu câu trả lời hơn.
8. Tuân theo các quy tắc
Những đứa trẻ phải được dạy để làm theo những hướng dẫn và quy tấc. Dạy con những điều này từ nhỏ để con biết lắng nghe và tuân thủ các quy tắc. Điều này sẽ giúp ích cho chúng khi ở trường và ngay cả khi chúng đi làm.
9. Có sự tự tin
Hãy dạy con bạn tự tin vào bản thân, hiểu được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình và chấp nhận những lời ngợi khen. Điều này sẽ thúc đẩy con bạn tiếp tục cố gắng làm tốt hơn trong những lần tiếp theo. Tiến sĩ Lim Boon Leng lưu ý rằng, những người châu Á thường cảm thấy xấu hổi hay lo lắng khi được ai đó khen ngợi. Hãy giúp con tự tin vào bản thân mình, vào khả năng của mình và biết cách đón nhận một lời khen rằng con đã làm rất tốt.
10. Không ngại khi yêu cầu giúp đỡ
Không ít đứa trẻ tỏ ra ngại ngùng hoặc e dè khi nhờ ai đó giúp đỡ, đặc biệt là từ những người lạ. Vì vậy, hãy giải thích cho con nhỏ của bạn rằng việc nhờ ai đó giúp đỡ là hoàn toàn tự nhiên và trẻ không nên ngại hay sợ khi yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác.
Theo Helino
- Dạy con "kiểu Úc" lạ kỳ trong mắt tôi: Trẻ con không làm bài về nhà, ai cũng biết bơi
- Chuyện tình của cô bé lớp 6 và chàng hotboy lớp 9 khiến bậc phụ huynh giật mình nhìn lại cách dạy con
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua