Dòng sự kiện:

Biểu hiện và màu sắc làn môi tố cáo bệnh gì?

20:57 05/10/2015
Nếu một sáng thức dậy nhìn vào gương, bạn thấy đôi môi của mình có những biểu hiện bất thường thì đừng nên bỏ qua dù nó chuyện nhỏ nhặt.

 

 

 

[mecloud]GBWDGSVsD7[/mecloud]

Bởi, những thay đổi của môi, từ màu sắc cho tới những biến động như khô môi, đều báo hiệu: cơ thể của bạn đang không được khỏe mạnh.

Nứt môi: Rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc bệnh về gan

Khi đôi môi của bạn bị nứt nẻ, nhiều khả năng cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước nên dẫn đến thiếu nước. Hiện tượng nứt môi cũng có thể có nghĩa là bạn đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc dị ứng thuốc. Mặt khác, nếu bạn bị khô nứt môi kèm theo khô miệng và da khô, đau khớp, thì có thể bạn đang gặp vấn đề về gan.

Môi có màu tím tái: Cảnh báo bệnh tim bẩm sinh

Những người bị bệnh tim bẩm sinh môi thường tím tái vì lúc này tim không khỏe để lọc máu và vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Trẻ em bị tim thì biểu hiện nhận thấy rất rõ ở ngón tay, chân, môi có màu tím hơi xanh. Khi trẻ khóc môi sẽ có màu sậm hơn. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp khắc phục sớm.

Rộp môi: Cơ thể bạn đang bị vrus herpes “quấy nhiễu”

Môi bị rộp khi bệnh nhân bị nhiễm virus herpes. Một khi bạn đã nhiễm virus thì nó sẽ không bao giờ rời khỏi cơ thể của bạn. Nếu hiện tượng rộp môi cứ tái diễn, đó thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang có vấn đề. Môi rộp cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống không đầy đủ. Nếu có vết rộp nào xuất hiện trong hơn 15 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Môi nóng rát: Bạn có đang trầm cảm?


Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Các tế bào cảm giác có khả năng trở nên quá nhạy cảm khi bạn bị mất cân bằng tâm lý.

Tê môi: Bạn bị dị ứng thực phẩm sao?

Tê hoặc ngứa ran ở môi, đặc biệt là nếu bị sưng, có thể là một dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hoặc hóa chất. Theo ý kiến của bác sĩ thì lúc này, cơ thể đang phát hành một lượng lớn các histamine hormone vào máu trong một phản ứng bởi hệ thống miễn dịch khiến môi bị tê.

Môi bị tê cũng có thể là biểu hiện của sự suy giảm của tuyến tụy.

Tuyến tụy liên quan đến đường tiêu hóa đó có thể là do sự rối loạn chức năng ăn uống, để bụng quá đói hoặc ăn không đúng cách. Những lúc như vậy, dạ dày sẽ phát đi tín hiệu cảnh báo đó là môi khô và tê rần.

Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn nên tránh các loại thức ăn lạnh và thực phẩm có dầu mỡ.

Môi đỏ như máu: Nhiệt độ cơ thể cao

Môi son hay màu hồng đào là biểu hiện của màu môi đẹp. Song nếu màu môi quá đỏ như màu máu là dấu hiệu bệnh lý cơ thể do sốt hay nhiệt độ cơ thể lên cao. Vì vậy, hãy kiềm chế cảm xúc, tránh xúc động mạnh có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Môi nhạt màu: Có thể thiếu máu


Đôi môi sẫm và nhạt màu rất có thể bạn bị thiếu hemoglobin trong hồng cầu máu. Đôi khi đây chính là biểu hiện của bệnh thiếu máu và nếu kèm theo cả triệu chứng móng tay xanh xao thì chứng tỏ bạn đang thiếu máu trầm trọng.

Môi bị bong da: Thiếu vitamin B2

Vitamin B2, còn được gọi là riboflavin. Mỗi người cần tiêu 0,8 mg/ngày, nhưng không phải ai cũng bổ sung đầy đủ lượng vitamin B2 này cho mình. Cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B2 sẽ có biểu hiện lợt môi, môi bị bong da và các triệu chứng ngứa da khác.

Khô môi: Nhiều nguyên nhân

Môi khô, nứt nẻ đó có thể do thời tiết, các bệnh răng miệng cũng có thể gây ra đôi môi nứt môi và viêm môi. Nếu các triệu chứng nứt môi có đóng vảy và kéo dài lâu khỏi thì người bệnh phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa môi bị khô là việc hết sức cần thiết phải làm.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]hV0kjHLvY1[/mecloud]