Dòng sự kiện:

Bố mẹ li dị làm con trẻ học kém môn toán và kỹ năng xã hội

Theo 1 nghiên cứu mới của Tạp chí xã hội học Mỹ ( American Sociological Review), những đứa trẻ có bố mẹ li dị thường học toán kém và kĩ năng xã hội kém so với bạn cùng trang lứa. Chúng thường phải đối mặt với những mối lo âu, sự cô đơn, thiếu tự trọng và buồn tủi.

Ông Hyun Sik Kim, tác giả của nghiên cứu,Tiến sĩ khoa học xã hội trường đại học Wisconsin-Madison, đã viết, những đứa trẻ gặp hoàn cảnh trên thường gặp khó khăn trong việc: kết bạn và giữ gìn tình bạn, bộc lộ cảm xúc theo hướng lạc quan, hiểu được cảm xúc của người khác, an ủi các bạn đồng lứa và làm quen với những người khác chúng.Và một khi bố mẹ đã li dị rồi thì vấn đề này không thể giải quyết được nữa, mà còn trở nên trầm trọng hơn.

Ông Kim đã chứng minh rằng, con cái thường rất khổ sở trong thời gian bố mẹ sắp chia tay, hoặc lúc bố mẹ đề cập đến việc viết đơn li hôn. Trong thời gian này, trẻ thường đấu tranh trong tâm trí chứ không biểu lộ ra ngoài.

Phân tích số liệu từ nghiên cứu có tên “Childhood Longitudinal Study-Kindergarten Class” năm 2014-2015, tiến sĩ đã tìm ra 3.585 trẻ em có bố mẹ li hôn từ bậc học nhà trẻ cho đến lớp 5. Ông đã giúp chữa trị tâm lý cho 142 đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 3.

Tiến sĩ Kim đã miêu tả ở 4 bậc học - lúc bắt đầu đi mẫu giáo, lớp 1, lớp 3, lớp 5- và nhận thấy rằng, những đứa trẻ sống trong gia đình li hôn kém tiến bộ hơn so với các bạn bình thường khoảng 12% khi làm các bài kiểm tra toán, trong khi không thấy dấu hiệu học kém ở các môn khác,ví dụ như môn đọc hiểu. Nguyên nhân có thể do môn toán đòi hỏi học sinh có nhiều kiến thức tích lũy hơn môn đọc hiểu. Ông nói: “Nếu trẻ em sống trong gia đình li hôn chỉ cần không hiểu một vấn đề về môn toán, chúng sẽ rất khó theo kịp. Còn kĩ năng đọc không bị tác động bởi những ảnh hưởng bên ngoài”.

Trẻ sống trong gia đình chia rẽ dễ gặp phải chuyện buồn trong cuộc sống hơn trẻ khác là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Bố mẹ ức chế cũng làm con cái ức chế. Bố mẹ tranh cãi nhiều hơn, trẻ không được chăm sóc, phải tập thích nghi với việc gia đình chia rẽ làm hai sẽ khiến chúng sống nội tâm. Ông Kim nói: “Chúng không muốn gặp các bạn khác và không muốn biểu lộ cảm xúc”.

Vì lí do này, các bậc cha mẹ cần phải nói chuyện với con cái về những thay đổi của cuộc sống sau li hôn. Ông Kim nói: “Cho dù nghiên cứu của tôi không khảo sát vấn đề này, nhưng tôi cho rằng, việc bố mẹ nói chuyện cởi mở với con tại sao họ lại chia tay là rất quan trọng. Nếu trẻ em hiểu, chúng sẽ có khả năng tập trung hơn và dễ có bạn hơn”.

Nguồn: Gia đình Việt Nam