Bố mẹ tướng mạo trung bình, làm sao để con xinh đẹp, giỏi giang?
Phần lớn em bé sinh ra sẽ có những nét giống bố hoặc mẹ, hoặc mỗi người một ít. Tuy vậy, tình huống trẻ không giống cả bố lẫn mẹ không phải là không có. Vì sao lại như vậy?
Vì sao có những trẻ sinh ra không một nét nào giống bố mẹ?
Thực tế khoa học đã chứng minh, bên cạnh yếu tố di truyền, tướng mạo, chiều cao, tính cách và trí tuệ của mỗi con người còn chịu tác động của các yếu tố phi di truyền khác.
Bên cạnh đặc trưng di truyền đơn thuần, con người còn có đặc trưng di truyền phức tạp do nhiều cặp gen và điều kiện môi trường quyết định.
Nếu như đặc trưng di truyền đơn thuần do một cặp gen quyết định và tạo nên đặc trưng di truyền như nhóm máu, ADN. Ở đặc trưng này, bố và mẹ mỗi người sẽ truyền cho con 1 gen để tạo thành cặp gen của con, gen này khi đã hình thành thì không thay đổi.
Đặc trưng di truyền phức tạp bao gồm: chiều cao, dáng vóc, màu da, EQ, IQ, tính cách, hành vi và tướng mạo… lại do nhiều cặp gen và điều kiện môi trường sống và các tác nhân gia đình, xã hội quyết định.
Do vậy, có những trẻ lớn lên thậm chí không có nét gì giống bố mẹ cũng là chuyện có thể lý giải được. Ngay anh chị em ruột cũng có thể nhận được những loại gen khác nhau từ bố mẹ, do đó tướng mạo có nét không giống nhau.
Bố mẹ tướng mạo trung bình, làm sao để con ưa nhìn hơn?
Như bên trên có đề cập, vẻ ngoài của trẻ chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và môi trường, vậy muốn con của bạn lớn lên có được ngoại hình hơn người, bạn hoàn toàn có thể “tác động” ngay từ sức khỏe bà bầu khi mang thai bé.
Từ yếu tố di truyền
Trước khi chuẩn bị mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên cố gắng bổ sung axit amin đầy đủ hơn để ngăn ngừa tình trạng bé bị dị dạng các ống thần kinh sau này.
Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng thai kỳ tốt nhất để cân bằng các dưỡng chất quan trọng như: Protein, chất béo, vitamin, canxi, sắt…
Trong thực đơn hằng ngày, mẹ bầu cũng cần bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây nhằm hỗ trợ “bồi dưỡng” cho dung mạo của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Từ yếu tố môi trường
Trong thai kỳ, mẹ nên cố gắng tránh xa các nguồn ô nhiễm và bức xạ cao, đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi để em bé phát triển khỏe mạnh và xinh đẹp.
Sau khi bé chào đời, trong vòng 6 tháng đầu tiên, mẹ nên điều chỉnh các tư thế ngủ cho bé một cách khoa học, tránh cho bé nằm quá nhiều để sau này, đầu của trẻ có thể phát triển toàn diện và đều đặn, ưa nhìn.
Sau khi trẻ được khoảng 1 tuổi, bạn nên cân nhắc để bắt đầu cai sữa dần cho con để hỗ trợ phần nào việc ngăn ngừa các vấn đề về răng nướu và dáng miệng của trẻ.
Ngoài ra, ngay từ khi còn nhỏ, bạn cần rèn cho trẻ tư thế ngồi thích hợp, đa số nên khuyến khích trẻ ngồi thẳng lưng, hơi ưỡn ngực và thu bụng lại.
Đồng thời dạy trẻ cử động tay chân đúng cách để tăng sức dẻo dai cho các cơ, giúp hệ xương phát triển toàn diện. Nhất là cột sống không bị xiêu vẹo, khó coi.
Cố gắng đừng để trẻ có thói quen thở bằng miệng, vì lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng răng nướu mọc không bình thường, tạo nên vẻ ngoài thiếu thẩm mỹ khi trẻ lớn lên.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao cho trẻ bằng cách cho trẻ vận động thể lực nhiều hơn, phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi của trẻ, chẳng hạn như tắm nắng, chạy nhảy, co duỗi toàn thân…
Vài điều thú vị về sự di truyền từ bố mẹ sang con cái
Với những thông tin sau đây, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về mức độ giống nhau sẽ bố mẹ và con.
Chiều cao
Trong tình trạng dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp, chiều cao của trẻ có đến 70% được di truyền từ bố mẹ. Nếu cả bố mẹ đều không cao thì phải dựa vào nỗ lực tác động sau khi sinh để trẻ có thể đạt chiều cao lý tưởng trong số 30% còn lại.
Thể trọng
Chỉ có một nửa là di truyền về cân nặng do đó bố mẹ hoàn toàn có thể thông qua việc ăn uống, vận động để giúp trẻ đạt được ngoại hình cân đối.
Trí lực
Di truyền về trí lực từ người mẹ sang con cái là khá lớn. Nếu mẹ thông minh thì phần nhiều con cái sinh ra cũng thông minh, nếu là con trai thì chỉ số IQ lại càng cao.
Tuy vậy, dù là ngoại hình, tính cách, hay trí tuệ thì bên cạnh yếu tố di truyền không thể thay đổi, bố mẹ vẫn có thể nuôi dạy con một cách khoa học để giúp trẻ trưởng thành khỏe mạnh và xinh đẹp, giỏi giang hơn.
- 3 sự thật khó tin về trẻ sơ sinh thiếu canxi và còi xương
- Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
- Thóp của trẻ sơ sinh lõm sâu hay đầy đặn đều đáng lo!
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua