Dòng sự kiện:

“Bỏ túi” công dụng không ngờ của 15 loại vỏ trái cây

17:39 29/07/2015
Các bạn đừng nghĩ rằng chỉ có phần thịt của hoa quả mới đem lại chất dinh dưỡng nhé. Ở nhiều loại quả, chính vỏ của nó còn có những tác dụng ngăn ngừa bệnh không ngờ đấy.

1. Vỏ chanh tốt cho làn da

Tiêu thụ của vỏ chanh giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.


Ngoài ra, vỏ chanh bao gồm các thành phần được gọi là salvestrol Q40 và limonene, được biết đến có tác dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể, cải thiện sức khỏe của xương, tăng cường miễn dịch và tiêu hóa mạnh hơn; cho làn da khoẻ mạnh.

2. Vỏ dưa hấu thanh nhiệt giải độc

Dưa hẫu có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, vỏ của nó còn có công dụng tốt hơn cả ruột.

Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp.

Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, xơ gan cổ trướng, viêm thận.

3. Vỏ lê kháng khuẩn ở phổi, tốt cho người hút thuốc

Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.

Những người hút thuốc nhiều, phổi bị tổn thương nên ăn nhiều loại trái cây này, và nên nhớ rằng ăn cả vỏ. Bởi vỏ lê chứa nhiều chất kháng khuẩn ở phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh

4. Vỏ măng cụt trị tiêu chảy


Vỏ quả măng cụt giúp làm săn da, có tác dụng chữa trị tiêu chảy.

5. Vỏ táo tăng lưu thông máu

Chứa nhiều vitamin, giúp làm tăng lưu thông máu đến da đầu, chống rụng tóc, giúp giảm cholesterol, mỡ máu, nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và bệnh béo phì.

6. Vỏ khoai tây có lợi cho đôi mắt


Chứa nhiều enzym, mặt nạ vỏ khoai tây có lợi cho đôi mắt mệt mỏi.

7. Vỏ chuối làm trắng răng

Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn. Vì thế có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da, có tác dụng thông mạch, nhuận tràng.

Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau.

Dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.

Ngoài ra vỏ chuối có tác dụng tẩy trắng răng.

8. Vỏ cà chua ngăn ngừa bệnh ung thư

Chất lycopene trong cà chua được coi là dưỡng chất thiên nhiên giúp chống oxy hóa hiệu quả, có thể phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, ung thư.

9. Vỏ quýt trị ho

Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn…

Ngoài ra, trong vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành.

Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.

10. Vỏ bưởi có tác dụng lợi tiểu

Vỏ quả bưởi y học cổ truyền gọi là cam phao, có vị đắng, cay, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, hòa huyết giảm đau, trị phù thũng.

11. Vỏ quả bơ giúp tăng cường độ ẩm cho da


Vỏ bơ rất có lợi cho da, chỉ cần áp mặt trong vỏ bơ lên mặt, xoa nhẹ để giúp da tăng cường độ ẩm.

12. Vỏ bí đao tốt cho người tiểu đường

Đặc biệt, vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

13. Vỏ cam làm sáng da

Vỏ cam còn chứa rất nhiều canxi có lợi cho cơ thể.

Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả.

Không những thế, vỏ cam loại bỏ tế bào chết trên da mặt, làm da sáng hơn. Lấy một cái nĩa, châm nhẹ vào vỏ cam. Cho vỏ cam vào cái chén, đổ nước ấm cho ngập, ngâm qua đêm. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ngâm vỏ cam rồi lau khô.

14. Vỏ dưa leo tăng cường khả năng giải độc cơ thể

Vỏ dưa chuột có vị hơi chát, tính bình, giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể… Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ Vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.

15. Vỏ trái nho phòng bệnh tim mạch và ung thư

Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch, phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.

Vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

xem thêm video: [mecloud]UdjEPIrId6[/mecloud]