"Bỏ túi" những nguyên tắc cần nhớ khi ăn hải sản để tránh ngộ độc
Dưới đây là những lưu ý "vàng" khi ăn hải sản để đảm bảo cho sức khỏe:
Không ăn hải sản ở các vùng ô nhiễm môi trường và nhiễm độc nước biển
Ngoài những vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất, có một hiện tượng tự nhiên chỉ xảy ra với biển, mà điều này có thể dẫn tới ngộ độc cho con người khi ăn hải sản gọi là “thủy triều đỏ”. Đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc.
Lúc bình thường, hải sản có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc khi ăn phải. Do đó, khi đi du lịch hoặc mua hải sản, người tiêu dùng không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có "thủy triều đỏ", đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ như trai, sò, ngao...
Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín
Hải sản sống có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn chỉ nên ăn hải sản khi được nấu chín. Một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên, với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu để tránh ngộ độc thực phẩm.
Nên chọn loại hải sản tươi sống
Do đó, người tiêu dùng chỉ nên ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ những loại hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay để tránh việc vi khuẩn có hại xâm nhập.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng nên lưu ý các loại hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi mua và chưa qua hạn sử dụng.
Tránh xa các loại hải sản được biết có thể chứa chất độc
Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thường có hoặc thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuy nhiên, bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.
Không liều ăn những hải sản có độc
Các loại hải sản có độc như: Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Người tiêu dùng có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.
Do đó, khi tiêu thụ vào cơ thể, có thể sẽ khiến người ăn phải bị ngộ độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Trang Dung (t/h)
Link nguồn:
Theo nguoiduatin.vn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua