Bụi bẩn là thủ phạm dẫn đến béo phì ở trẻ?
Gần đây, một nghiên cứu được thực hiện trong suốt 29 năm (từ 1985 cho đến 2014) về tỷ lệ béo phì ở trẻ em Trung Quốc đã công bố kết quả trên một tờ tạp chí châu Âu European Journal of Preventive Cardiology.
Theo đó, chỉ riêng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), số trẻ em mắc chứng béo phì đã tăng lên 17 lần ở các bé trai và 11 lần ở các bé gái.
Còn tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì đã tăng gần 9 lần từ năm 2000 - 2010, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam 2015”.
Trung Quốc và Việt Nam hiện đều có những báo động về ô nhiễm không khí. Điển hình là lệnh báo động đỏ về lớp khói bụi dày đặc trong không khí được phát ra tới hai lần trong một tháng (12/2015) ở Trung Quốc.
Lệnh báo động cho biết chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã vượt trên 200 và đến mức một nửa số phương tiện giao thông không được phép ra đường, các trường học được khuyến khích đóng cửa và khu vực xây dựng ngoài trời bị cấm thi công.
Trong khi đó, theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam cũng 'lọt top' 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
Bụi bẩn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến béo phì ở trẻ.
Vậy béo phì ở trẻ và khói bụi trong không khí có liên quan gì tới nhau?
Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì ở trẻ ở bề nổi được các nhà nghiên cứu cho rằng do việc áp dụng chế độ ăn kiểu phương Tây, thích ăn thức ăn nhanh và thời gian vận động của các bé đang có xu hướng giảm đi rất nhiều.
Còn một nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này chắc hẳn không nhiều mẹ biết đến đó là bụi bẩn trong nhà cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì của trẻ em.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke ở Bắc Carolina đã phân tích các hóa chất có thể điều hòa quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể và làm gia tăng độ béo phì ở trẻ.
Trong đó, có khá nhiều hóa chất được tìm thấy trong bụi bẩn. Bà Heather Stapleton, người đứng đầu nghiên cứu cho biết rằng, việc kích hoạt các hóa chất đó trong giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ có thể là một yếu tố quan trọng dẫn đến béo phì.
Trong cơ thể, sự hiện diện và hoạt động mạnh của thụ thể kích hoạt peroxisome proliferator - gamma (PPAR- gamma) là yếu tố quan trọng của quá trình tăng cân. Đây là một thành phần điều hòa, chuyển hóa chất béo, tế bào chết và tăng sinh tế bào.
Tiến sĩ Stapleton và nhóm nghiên cứu của bà đã chỉ ra chất hóa học có nhiều trong bụi như polybrominated diphenyl ether (PDBE) có tính liên kết cao với PPAR- gamma.
Sau khi lấy mẫu từ 25 loại bụi có tại gia đình, phòng tập gym và văn phòng ở mức trung bình một đứa trẻ tiếp xúc mỗi ngày, kết quả cho ra rằng hơn một nửa số mẫu đó dương tính với PRAR - gamma.
Béo phì là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng cả về ngoại hình lẫn tinh thần của trẻ. Ngoài việc cho ăn uống điều độ và có cơ chế rèn luyện sức khỏe hợp lý, các mẹ cũng nên chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giúp làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ do bụi bẩn.
Theo Phụ nữ TP.HCM
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua