Các tế bào ung thư có thể xâm nhập khi mẹ mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu vẫn có thể mắc bệnh ung thư. Các loại ung thư phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư hạch...
Bệnh ung thư ít khi gây hại cho thai nhi, và một số phương pháp điều trị ung thư đã được kiểm định an toàn đối với người có thai. Người bệnh và bác sĩ cần nói chuyện và thảo luận với nhau để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị ung thư sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của thai nhi,loại, kích cỡ và giai đoạn của bệnh ung thư. Mặc dù tế bào ung thư không hề lây nhiễm cho trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ nhưng bác sỹ luôn khuyên những người đang điều trị ung thư không nên cho con bú. Hóa chất nguy hiểm có thể tích tụ trong sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh. Tương tự, các thành phần phóng xạ được điều trị nội khoa, chẳng hạn như iốt phóng xạ được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp, cũng có thể gây hại cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ.
Một loại ung thư phổ biến mà phụ nữ mang thai có thể mắc phải là khối u nguyên bào nuôi. Bệnh xuất hiện khi trứng dù đã được thụ tinh nhưng không trở thành thai nhi. Trong giai đoạn đầu khối u có thể trông giống như một thai nhi bình thường nhưng sau đó thai nhi không hình thành được nữa và chuyển thành khối u gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ. Bạn nên nên đi khám bác sĩ nếu thấy chảy máu âm đạo (không phải kinh nguyệt) hoặc nếu không thấy thai nhi thay đổi như bình thường.
Ung thư vú ở phụ nữ đang mang thai thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư có khả năng đã lây lan đến các hạch bạch huyết. Điều này một phần do sự thay đổi của hormone trong quá trình mang thai. Mang thai làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, khiến nồng độ estrogen và progesterone tăng lên. Prolactin, một loại hormone kích thích phát triển sữa mẹ, cũng tăng lên trong thời gian mang thai. Những thay đổi của các hormone làm cho tuyến vú thay đổi. Vú lúc này trở nên lớn hơn và mềm hơn bình thường. Vì vậy rất khó để chị em phụ nữ cũng như các bác sỹ phát hiện thấy khối u ở vú. Một lý di khác dẫn tới tình trạng chẩn đoán ung thư vú muộn ở những phụ nữ đang mang thai là việc tầm soát ung thư thường bị trì hoãn cho đến khi kết thúc thai kỳ. Mang thai và cho con bú có thể khiến cho các mô vú dày đặc hơn. Do đó việc phát hiện sớm ung thư vú trở nên khó khăn hơn.
[mecloud]q1cVZCVEnV[/mecloud]
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ung thư, tình trạng lây lan của khối u ung thư và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua