Cách cho bé ăn trứng phù hợp với từng độ tuổi
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).
Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm...
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Mẹ nên nhớ cho bé ăn trứng theo liều lượng phù hợp với độ tuổi:
- Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: Mẹ chỉ nên cho bé ăn một nửa lòng đỏ mỗi lần và không nên cho bé ăn quá 2,3 lần một tuần. Không nên cho bé ăn lòng trắng trứng.
- Trẻ từ 8- 12 tháng tuổi: Bé đã có thể ăn một lòng đỏ trứng gà mỗi bữa. Nhưng mẹ nên lưu ý chỉ nên cho bé ăn 3, 4 lần một tuần thôi nhé!
- Trẻ hơn 1 tuổi đã có thể ăn 3 đến 4 trái trứng mỗi tuần. Tất nhiên bây giờ bé đã có thể ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng trứng rồi.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nếu bé thích, mẹ có thể cho con ăn trứng mỗi ngày.
Cách chế biến món ăn tùy theo tuổi:
Trẻ 6 – 12 tháng: Nên cho ăn bột trứng. Cách nấu bột trứng: nấu chín bột mới cho trứng vào, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
Trẻ 1 – 2 tuổi: Có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.
Lưu ý khi cho trẻ ăn trứng:
- Thật cẩn trọng khi cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng.
- Bé vừa ốm dây, bị cảm sốt, bị tiêu chảy, bé có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì thì không nên ăn trứng.
- Không nên cho bé ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống trong những thực phẩm nóng, vì vi khuẩn trong trứng có thể vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
- Nếu có thói quen cho con ăn trứng ốp la vào mỗi buổi sáng, mẹ nên chiên trứng với lửa nhỏ và thời gian lâu một chút nhé! Chiên trứng với lửa lớn sẽ làm lòng trắng bị cháy trong khi lòng đỏ lại chưa được chín kỹ, sẽ làm mất nhiều vitamin B mà lại không tiêu diệt được hết những vi khuẩn có trong trứng.
- Khi luộc trứng, mẹ nên cho trứng vào từ ngay lúc đầu. Tránh để nước sôi mới cho trứng vào vì như vậy trứng dễ bị nứt, mất chất dinh dưỡng.
- Không nên cho đường vào trứng vì cách làm này khiến protein trong trứng kết hợp với axit amoni trong đường glucozo tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trྻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua