Dòng sự kiện:

Cách chuẩn nhất để loại bỏ độc tố có trong cà muối

17:24 17/10/2015
Cà muối trở thành món ăn khoái khẩu và phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt nhưng nếu không biết ăn đúng cách, độc tố có trong cà muối sẽ vô tình gây nguy hại cho sức khỏe người dùng, nếu nặng có thể tử vong.

 

 

 

Cà sống chứa những loại độc tố nào?

Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao.

Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín.

Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây. Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.

Tác dụng của cà với sức khỏe

Quả cà có nhiều chất độc nhưng nếu biết dùng đúng cách và có liều lượng vừa phải sẽ giúp chữa được nhiều bệnh:

-Trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính.

– Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, chứng thổ huyết (nôn ra máu)

– Trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém

– Trị khó tiểu

– Trị đau răng, viêm lợi, răng lung lay

– Trị ho lâu năm không khỏi

– Trị sâu bọ, kiến cắn mà làm độc

– Trị đinh nhọt và viêm mủ da

– Trị ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân

– Trị nhọt lở loét

– Trị chân tay bị nứt nẻ và giá lạnh

[mecloud]zzl24zAWf7[/mecloud]

Ăn đúng cách để không bị ngộc độc cà muối

Không ăn cà pháo còn tươi

Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5 – 10 lần so với mức an toàn.

Cà muối xổi vì cà muối xuổi có hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong cà muối tác động. Nitrit khi vào dạ dày, dưới tác động của môi trường dạ dày sẽ kết hợp các a-xít amin trong thực phẩm khác như thịt, tôm, cá, nhất là mắm tôm, để trở thành nitrosamine, chất này có khả năng gây ung thư, nhất là ung thư dạ dày.

Không nên ăn cà pháo còn tươi, cà muối xổi và cà muối chưa đủ độ chua.

Vì thế, không nên ăn cà pháo tươi, cà muối xổi, cà muối chưa đủ độ chua vì dễ bị ngộ độc.

Nên ăn cà nấu chín hoặc muối chua

Khi cà được nấu chín hoặc muối chua, các chất độc có trong quả cà sẽ giảm đi rất nhiều.

Làm cà muối đúng cách

– Rửa sạch và ngâm nước muối loãng thật kỹ trước khi muối cà để loại bỏ bớt độc tố

– Cắt bỏ sạch cuống cà

Những người không nên ăn cà muối

Người ốm và mới ốm dậy

Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.

Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.

Phụ nữ và phụ nữ mang thai

Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé.

Ngoài ra, phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, mắc các bệnh như xơ gan cổ trướng, viêm loét dạ dày không nên ăn nhiều cà muối. Người già, phụ nữ mang thai hay trẻ em cũng cần hạn chế ăn.

Bí quyết muối cà ngon, giảm độc tố

Chọn quả cà vừa phải, không quá già hoặc quá non, bỏ núm, phơi nắng trong vòng 3-4 tiếng cho héo bớt. Sau đó ngâm muối loãng trong vòng 30 phút để loại bỏ hết các chất độc rồi vớt cà, để ráo nước.

Vại dùng để muối cà phải vệ sinh sạch sẽ, tráng qua nước muối đun sôi để nguội. Rải một lớp cà xuống đáy vại rồi rắc muối, giềng, tỏi lên trên.

Dùng vỉ hoặc vật nặng nén cà, ấn chặt, đậy kín nắp. Sau 2-3 ngày cà đủ độ chín, vị chua mới mang ra sử dụng. Tránh ăn cà còn quá xanh để giảm độc tố có trong cà.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem video nhiều nhất: [mecloud]PQQlS81zPR[/mecloud]