Cách giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn khi stress
Khi căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn và muốn nhanh chóng nạp vào cơ thể các loại thực phẩm không tốt như: đồ ngọt, thức ăn nhanh, chất kích thích khiến bạn tăng cân lại không tốt cho sức khỏe.
Khi căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn và muốn nhanh chóng nạp vào cơ thể các loại thực phẩm không tốt. Ảnh mang tính minh họa: Internet
Dưới đây là cách giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn khi stress:
1. Xác định cảm xúc
Khi bị stress, bạn cần xác định do lo âu hay bực tức. Nhận thức được cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ biết cách đối phó và thay đổi được hành vi ăn uống theo cảm tính, thiếu lành mạnh. Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn càng cần phải quan tâm đến việc ăn uống hơn nữa.
2. Chuẩn bị chu đáo
Hãy luôn chuẩn bị các loại thực phẩm lành mạnh để sẵn sàng lúc cần thiết. Khi đã có sẵn thực phẩm lành mạnh, bạn sẽ ít nghĩ tới những lựa chọn không tốt cho sức khỏe. Nên mua sẵn các loại trái cây, rau củ sấy khô, kẹo thanh làm từ quả ít ngọt và các loại hạt… thay cho bánh cookies hay sô cô la sữa. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bạn cần kiểm soát khẩu phần để tránh ăn quá nhiều. Ăn đúng giờ giấc với các món chứa nhiều protein và carbohydrate sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu, chống lại sự thèm ngọt.
3. Đừng nấu những món quá phức tạp
Ăn uống lành mạnh không có nghĩa là phải nấu những món cầu kỳ. Hãy bỏ qua các món ăn mới có công thức phức tạp, vì khi stress, bạn sẽ rất khó để tập trung nấu ăn. Nấu ăn không làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, cảm giác tiêu cực sẽ đến nhanh hơn nữa. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm hoặc nấu lại những món càng đơn giản càng tốt.
4. Đi dạo
Nguyên nhân bị stress xuất phát từ việc chúng ta làm việc mà không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, nghỉ ngơi là giải pháp tốt nhất. Hãy ngừng làm việc, ra ngoài hít thở không khí hoặc đi dạo xung quanh khu vực làm việc. Bạn cũng có thể chơi thể thao, ngủ đủ giấc để xả stress. Sự thay đổi của cảnh vật xung quanh khi chúng ta chuyển động sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn và giảm bớt cảm giác thèm ăn.
5. Viết hoặc nói ra cảm xúc
Nhiều người thường kìm nén, không thổ lộ cảm xúc, nên căng thẳng ngày càng tăng. Vì vậy, bạn nên viết những cảm xúc tiêu cực ra giấy hoặc tâm sự với đồng nghiệp, bạn bè, người thân để giải tỏa. Khi chúng ta nói chuyện, căng thẳng sẽ giảm xuống, sự tập trung chú ý với người đối diện sẽ giúp quên đi cảm giác thèm ăn.
Theo PNO
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua